Có rất nhiều lý do dẫn đến việc một nhân viên rời bỏ doanh nghiệp. Đó có thể là do chồng/vợ của họ chuyển công tác, họ muốn dành thời gian chăm sóc con cái hay muốn đầu tư thêm sự nghiệp học tập. Với những nguyên nhân khách quan, hầu như chủ doanh nghiệp không thể làm gì để níu kéo họ ở lại.
Nhưng, có một sự thật phũ phàng, 85% người lao động nghỉ việc do các yếu tố chủ quan trong môi trường làm việc mà chính bạn – người sử dụng lao động có thể kiểm soát được. Các yếu tố này chủ yếu liên quan đến văn hoá, công việc và cơ hội phát triển của bản thân người lao động.
Hi vọng, bài viết có thể giúp bạn đưa ra những hành động mạnh mẽ hơn nếu doanh nghiệp đang gặp tình trạng nhân sự thôi việc quá nhiều.
a. Mối quan hệ giữa nhân viên và các cấp quản lý, lãnh đạo
Wendy Duarte Duckrey, phó chủ tịch tuyển dụng của JPMorgan Chase, hãng dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới cho biết: “Hầu hết mọi người không bỏ việc, họ bỏ quản lý của mình!”.
Một nhân viên không nhất thiết phải làm bạn với sếp của họ, nhưng bạn nên dành cho họ những buổi nói chuyện gần gũi hơn.
“Khi bạn mất đi một tài năng hàng đầu, bạn nên xem xét lại quản lý của người ấy!”. Quản lý một đội nhóm thật khó. Quản lý không chỉ là người dẫn dắt cả nhóm hoàn thành mục tiêu mà họ phải là người dung hoà các cá nhân với nhóm và tổ chức.
Để làm được điều này, bạn có thể đưa ra các định hướng và phản hồi các vấn đề của nhân viên. Hoặc bạn có thể dành thời gian cho các cuộc họp 1-1 và chủ động kết nối nhân viên của bạn với các nhóm khác. Những hành động thiết thực này sẽ giúp nhân viên của bạn cảm thấy được lắng nghe, quan tâm và chia sẻ từ chính người quản lý trực thuộc.
Theo nhiều nguồn tin, một người sếp tồi cũng là nguyên nhân số 1 khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp.
Lời khuyên dành cho bạn: Thay vì chỉ nhìn vào những con số và mục tiêu đề ra, bạn nên tập trung hơn vào con người, cụ thể là những nhân sự làm việc dưới bạn. Hãy khai thác và giúp tài năng của họ toả sáng.
Xem thêm Các sếp giỏi thường làm gì để đào tạo nhân viên mới?
b. Mất động lực làm việc
Có một điều chúng ta có thể khẳng được định, đó là, không ai muốn đi làm như đến “địa ngục”, chán nản và tuyệt vọng. Nếu để ý nhân viên của bạn đang trong tình trạng như vậy, hãy giúp họ tìm thấy đam mê trong công việc. Bạn có thể dành thời gian để hiểu kỹ các vấn đề trong công việc họ đang gặp phải, chỉ bảo và tháo gỡ các “nút thắt”.
Lời khuyên dành cho bạn: Thường xuyên đọc báo cáo và tổ chức các cuộc họp 1-1 cũng là cách để bạn biết được nhân viên của mình có đang gặp khó khăn không. Từ đó, bạn có thể nói chuyện với họ để đưa ra phương án giải quyết kịp thời.
c. Cơ hội thăng tiến, phát triển sự nghiệp
Một trong những lý do chính khiến những nhân sự tài năng rời khỏi tổ chức là do họ thấy sự thăng tiến trong sự nghiệp không như những gì họ mong đợi.
Khi một nhân viên được tạo cơ hội để cống hiến và có thể sử dụng những kỹ năng, thế mạnh của họ vào công việc, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn. Đặc biệt hơn khi kết quả công việc đó được công nhận.
Lời khuyên dành cho bạn: Nhân viên luôn có kế hoạch thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu họ không có cơ hội phát triển trong doanh nghiệp của bạn, họ sẽ tìm thấy ở một nơi khác. Điều bạn nên làm là tâm sự để thấu hiểu nhân viên đó hơn, sẵn sàng trao cho họ các cơ hội để phát triển và mở mang kiến thức.
d. Sự ổn định của tổ chức
Mọi sự bất ổn liên quan đến doanh nghiệp như doanh thu của công ty sụt giảm, sa thải hàng loạt, giảm giờ làm, treo lương, luân chuyển nhân sự,… đều mang lại cảm giác bất ổn và sự thiếu tin tưởng của nhân sự.
Những lúc như vậy, hãy cho nhân sự của bạn biết doanh nghiệp đang hoạt động và chuyển mình như nào, kế hoạch của tổ chức là gì. Đánh đổi lại, bạn sẽ có thêm sự tin tưởng và tôn trọng của nhân viên. Nếu họ thực sự tôn trọng các quyết định của bạn, tin tưởng vào sự chèo lái của bạn, họ sẽ ở lại. Trong trường hợp ngược lại, họ sẽ rời đi.
Lời khuyên dành cho bạn: Hãy đảm bảo nhân viên của bạn được thông báo và hiểu về hoạt động của tổ chức.
e. Văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp thường không phải những lý do hàng đầu khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp, nhưng nó tạo ra lợi thế cạnh tranh của bạn với những đối thủ khác.
Tổ chức của bạn có đánh giá cao nhân viên, có tôn trọng họ và có những chính sách phúc lợi thoả đáng? Nhân sự của bạn có hài lòng với môi trường làm việc hiện tại, đồng nghiệp có gắn kết không? Đây đều là những yếu tố liên quan đến văn hoá doanh nghiệp bạn nên lưu tâm.
Lời khuyên dành cho bạn: Nhân viên sẽ luôn đánh giá cao một môi trường làm việc minh bạch, có đội ngũ quản lý lắng nghe các vấn đề của họ. Văn hoá doanh nghiệp của bạn có thể chưa có nhiều, nhưng đừng quên những giá trị cốt lõi chính: công bằng và minh bạch.
Trên đây là 5 lí do thường gặp khiến một nhân sự rời bỏ một tổ chức. Đừng tự hào rằng bạn có thể tìm kiếm những người tốt hơn để thay thế họ. Hãy tự hỏi mình đã làm gì để họ phải rời đi. Bởi chi phí từ khâu tuyển dụng cho đến khi một nhân sự thành thạo với công việc là con số không hề nhỏ. Việc của bạn là thấu hiểu nhân viên, tháo gỡ các nút thắt họ gặp phải và trao cho họ các cơ hội phát triển khi cần. Một doanh nghiệp phát triển bền vững là nơi khám phá và phát triển nhân tài chứ không phải đào thải họ.
Tại VietED, chúng tôi cung cấp nền tảng quản lý đào tạo trực tuyến LotusLMS dành cho doanh nghiệp. Đôi khi, tạo cơ hội phát triển cho nhân sự, không chỉ là đưa họ lên một vị trí mới hay thuyên chuyển công tác sang chi nhánh khác, đó còn là trao cho họ quyền được học tập, được mở rộng kiến thức, kỹ năng chuyên môn cá nhân. LotusLMS đã và đang làm rất tốt điều này và được nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,… tin tưởng sử dụng.
Bạn quan tâm vui lòng đăng ký tại đây để được trải nghiệm nền tảng miễn phí.