LMS là gì? Vì sao LMS là 1 phần không thể thiếu của doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục? Cùng VietED tìm hiểu chi tiết hơn về LMS nhé!
LMS là gì?
LMS là viết tắt của Learning Management System, trong tiếng Việt được gọi là Hệ thống quản lý học trực tuyến. Ngày nay, khi việc học trực tuyến ngày càng phổ biến, khối lượng bài giảng lớn cùng với lượng người học đông đảo, sẽ rất khó cho người quản lý kiểm soát tình học tập chung. LMS chính là giải pháp hữu hiệu trong việc phân phối nhanh chóng, hiệu quả các tài liệu e-learning tới một lượng lớn các học viên, đồng thời hỗ trợ người quản lý có thể quản lý dễ dàng, theo dõi chuẩn xác, điều chỉnh kịp thời, hay thực hiện việc đánh giá quá trình đào tạo toàn diện và hiệu quả. Thông qua đó, công tác đào tạo được hoàn thiện và nâng cao hơn, tiết kiệm các chi phí dư thừa.
Hệ thống LMS có thể được dùng trong nhà trường và doanh nghiệp giúp nhà trường, doanh nghiệp linh động tổ chức các khóa học, các chương trình đào tạo trực tuyến.
Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, có rất nhiều hệ thống LMS từ các nhà cung cấp khác nhau, nhưng tựu chung được chia thành 2 dạng:
- Hệ thống LMS sử dụng mã nguồn mở: Là hệ thống cho phép người dùng sử dụng miễn phí. Tuy nhiên, sử dụng phần mềm mã nguồn mở chúng ta buộc phải đối mặt với vấn đề bảo mật không được an toàn, rò rỉ thông tin cá nhân và không giải quyết theo các nhu cầu phát sinh của bạn.
- Hệ thống LMS thiết kế theo yêu cầu: Mất phí ban đầu nhưng sẽ giúp bạn giải quyết được bài toán về bảo mật thông tin, khả năng hỗ trợ kịp thời
Tính năng thường có của một hệ thống LMS
Một hệ thống LMS thường có 6 tính năng cơ bản như sau:
1. Quản lý người dùng
Đây là tính năng hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký, quản lý và lưu trữ thông tin của nhân viên, quản lý thông tin tham gia khóa học, các khóa đào tạo nhân viên đang học…
2. Quản lý khoá học
Tính năng này cho phép doanh nghiệp trực tiếp tạo ra các khóa đào tạo trực tuyến, tải lên các tài liệu liên quan của khóa đào tạo, hay tạo ra các ngân hàng câu hỏi để dùng cho các bài kiểm tra.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể tạo ra các khảo sát online dành cho nhân viên sau khi đã hoàn thành khóa học, để xem về mức độ hài lòng, hay những ý kiến đóng góp để giúp khoá đào tạo trở nên tốt hơn.
3. Quản lý liên lạc
Ngoài các chức năng về quản lý người dùng hay các khóa đào tạo, phần mềm LMS còn hỗ trợ doanh nghiệp để dễ dàng liên lạc với nhân viên của mình bằng cách gửi email trực tiếp đến nhân viên để thông báo về các vấn đề liên quan đến các hoạt động đào tạo. Thêm vào đó còn có thể tạo ra các thông báo để nhắc nhở về các khóa đào tạo sắp diễn ra hay thời hạn để hoàn thành các khóa đào tạo được chỉ định.
4. Tính năng báo cáo
Với tính năng báo cáo, các doanh nghiệp dễ dàng quản lý các dữ liệu như tiến trình học, kết quả của việc tham gia các khóa đào tạo, điểm số của các bài kiểm tra, etc; theo từng cá nhân hay theo từng khoá đào tạo. Từ đó, giúp các doanh nghiệp có những thông tin cần thiết để có thể có một góc nhìn tổng quan về kế hoạch đào tạo của mình và xây dựng các định hướng để thay đổi và phát triển trong tương lai.
5. Tính năng làm bài kiểm tra
Để có thể củng cố và đảm bảo chất lượng của các hoạt động đào tạo, các bài kiểm tra là một phần không thể thiếu. Hệ thống LMS hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn và tạo ra các bài kiểm tra với đa dạng hình thức câu hỏi như văn bản, lựa chọn đáp án hoặc nhiều đáp án…
6. Khả năng tùy chỉnh
Tính năng này cho phép các doanh nghiệp thay đổi giao diện, logo và thêm các tính năng theo nhu cầu của doanh nghiệp với sự hỗ trợ từ nhà cung cấp phần mềm LMS.
Trên đây là 6 tính năng cơ bản thường thấy ở 1 hệ thống LMS. Tuy nhiên, để lựa chọn hệ thống phù hợp với doanh nghiệp của mình, bạn vẫn phải cân nhắc nhiều yếu tố khác. Chúc bạn có thể lựa chọn được hệ thống LMS phù hợp với doanh nghiệp/cơ sở đào tạo của mình.