Sau đại dịch Covid, các doanh nghiệp, tổ chức quen dần với hình thức làm việc tại nhà. Theo các chuyên gia, trong năm 2021, xu hướng này chắc chắn sẽ trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới bởi đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Trong báo cáo mới đây nhất của LinkedIn, các số liệu chỉ ra rằng các kỹ năng mềm thiên về hình thức làm việc từ xa sẽ lên ngôi, bao gồm: sáng tạo, thuyết phục, quản lý thời gian, thích ứng và trí tuệ cảm xúc. Chúng được dự đoán sẽ trở thành những kỹ năng chủ chốt mà nhân viên nào cũng nên có khi bước sang năm 2021.
1. Kỹ năng sáng tạo
Sự thật là, có thể bạn đã sở hữu kỹ năng này, nhưng có thể bạn lại chưa nhận ra điều ấy. Bạn đã bao giờ gặp bất kỳ khó khăn nào trong công việc hay trong cuộc sống? Bạn đã giải quyết vấn đề đó như thế nào?
Mọi suy nghĩ mới, tư duy mới, hành động mới để giải quyết một vấn đề đều được gọi là sáng tạo. Nếu bạn nghĩ là bạn đang sở hữu kỹ năng này, hãy phát huy nó nhiều hơn nữa. Còn nếu chưa, thoát ra khỏi vùng an toàn là cách tốt nhất để bạn sáng tạo và tìm ra cảm hứng.
2. Kỹ năng thuyết phục
Tại nơi làm việc, thuyết phục là hành động đưa ra những lý lẽ hợp lý nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động để đạt được mục đích chung của tổ chức. Cốt lõi của kỹ năng thuyết phục chính là bạn phải tự tin vào bản thân và khả năng của mình.
3. Kỹ năng quản lý thời gian
“Thời gian là vàng, là bạc” hẳn ai cũng từng nghe đến câu nói này một lần. Quản lý và sử dụng thời gian hiệu quả là minh chứng cho việc bạn đã nghiêm túc với bản thân như thế nào. Thời gian là thứ hữu hạn, không thể lấy lại được, nên buộc bạn không được phép trì hoãn vì bất kỳ lí do gì. Quản lý tốt quỹ thời gian của mình trong công việc là cách bạn cho nhà quản lý thấy bạn đáng tin cậy và đáng được trọng dụng.
4. Kỹ năng thích ứng
Nếu năm 2020, năm của đại dịch Covid buộc bạn phải trang bị tối thiểu một kỹ năng, thì đó chính là sự thích ứng. Giãn cách, làm việc tại nhà, cách ly nếu bị nghi ngờ,… hàng loạt những điều mới mẻ bạn phải thích nghi. Nếu bạn không thích ứng kịp, bạn sẽ bị đào thải. Cách tốt nhất để có được kỹ năng này là nhận biết được sự thay đổi và linh hoạt phản ứng theo. Không cố gắng kiểm soát mọi vấn đề, khi đó, bạn sẽ học được nghệ thuật thích ứng.
5. Trí tuệ cảm xúc
Và cuối cùng, mặc dù không được coi là kỹ năng, người viết vẫn xin đưa Trí tuệ cảm xúc – EQ vào danh sách này bởi EQ có thể rèn luyện để có được. EQ được định nghĩa là “khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc.” (Theo Wikipedia)
Những người có EQ cao thì kỹ năng năng xử lý các tình huống áp lực cao, giải quyết xung đột và phản ứng phù hợp tại nơi làm việc sẽ tốt hơn.
Theo một cuộc khảo sát do CareerBuilder thực hiện, 75% người quản lý tuyển dụng đánh giá nhân viên có EQ cao hơn là IQ. Bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến năng suất của bạn trong công việc, nó còn ảnh hưởng đến cách bạn quan hệ với đồng nghiệp và khách hàng của mình.
Nhìn chung, kỹ năng mềm ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong môi trường công sở. Đặc biệt trong thời kỳ đại dịch diễn ra, bạn buộc phải tự trau dồi bản thân, phát huy nhiều hơn kỹ năng cá nhân để hoàn thành công việc tốt nhất. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, vẫn đang tìm một giải pháp đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến, đăng ký nhận tư vấn và trải nghiệm LotusLMS miễn phí ngay tại đây.
LotusLMS – phần mềm quản lý đào tạo nhân sự trực tuyến của VietED được nhiều doanh nghiệp Việt tin tưởng sử dụng có thể kể đến như: Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,… Bên cạnh chất lượng phần mềm, LotusLMS có các gói dịch vụ hợp lý phù hợp với nhiều quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Phần mềm được xây dựng hoàn toàn bởi đội ngũ chuyên gia người Việt, tự tin mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng doanh nghiệp Việt.
Xem thêm 5 thách thức quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số