Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra nhiều sự thay đổi trong doanh nghiệp từ cách quản lý, điều hành đến định hướng phát triển. Từ đó có những tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển của hoạt động quản trị nhân sự ở mỗi doanh nghiệp trong thời đại kỷ nguyên số. Theo nhiều nghiên cứu, hiện có 10 xu hướng quản trị nguồn nhân lực đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Cụ thể gồm:
1. Xây dựng tổ chức hướng tới tương lai
Tốc độ của sự thay đổi và áp lực liên tiếp trong thời đại 4.0 khiến các chuyên viên nhân sự nhận ra rằng, việc xây dựng tổ chức hướng tới tương lai là một thách thức. Do vậy, cần phải thiết kế lại một tổ chức mới nhằm tích cực xây dựng các mạng lưới và hệ sinh thái thuộc tổ chức, trong đó, sự nhạy bén đóng vai trò trung tâm.
2. Sự nghiệp và học tập luôn song hành cùng nhau
Xu hướng này thúc đẩy các doanh nghiệp hướng tới những trải nghiệm học tập xuyên suốt. Học tập không ngừng giúp đội ngũ nhân sự nhanh chóng trau dồi kỹ năng. Khảo sát cho thấy, 83% chuyên gia nhân sự nhận định sự nghiệp và học tập là 2 yêu tố “quan trọng và rất quan trọng”
3. Thu hút nhân tài – Tập trung vào kinh nghiệm của ứng viên
Thu hút nhân tài hiện đã trở thành thử thách quan trọng trong Top 3 các doanh nghiệp phải đối mặt. Tuy nhiên, quy trình tuyển dụng ứng viên của các doanh nghiệp hiện nay đã thuận tiện và chất lượng hơn rất nhiều. Họ có thể tìm thấy ứng viên qua mạng xã hội, số liệu phân tích hay các phần mềm quản trị. Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm được người sẽ phù hợp với công việc, đội nhóm và công ty.
4. Chú trọng trải nghiệm của nhân viên đối với công ty
Văn hóa doanh nghiệp và sự gắn kết là các yếu tố tạo nên trải nghiệm của nhân viên ở công ty. Trong kỷ nguyên mới, các doanh nghiệp đang chú trọng nâng cao trải nghiệm của nhân viên. Điều này bắt đầu từ lúc ứng viên gặp gỡ nhà tuyển dụng cho đến cho đến những hoạt động nội bộ, chính sách phúc lợi. Thâm chí, có doanh nghiệp triển khai đánh giá sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp của mình để cải thiện trải nghiệm của họ với tổ chức.
5. Quản lý hiệu quả làm việc
Hiện nay, nhiều công ty đang giảm sự tập trung vào việc đánh giá, thay vào đó là chú trọng đào tạo và lắng nghe phản hồi, triển khai những khuôn mẫu làm việc mới trên quy mô lớn hơn. Hướng tiếp cận mới trong quản trị hiệu suất làm việc của DOANH NGHIỆP đã góp phần gia tăng hiệu suất làm việc và thay đổi văn hóa đoàn thể.
6. Xóa bỏ khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên
Khi các mô hình tổ chức số hóa lên ngôi, mô hình lãnh đạo cũng dần thay đổi. 80% người được khảo sát cho rằng, quản lý là một vấn đề quan trọng. Ngày nay, các tổ chức đòi hỏi sự nhanh nhẹn, đa dạng và cần những nhà lãnh đạo trẻ hoặc những mô hình lãnh đạo mới bắt kịp “con đường số hóa” để tăng tốc độ phát triển. Nhiều công ty đã bắt đầu trao quyền cho những hạt giống lãnh đạo mới để thúc đẩy tổ chức thay đổi phù hợp với kỷ nguyên số.
7. Lãnh đạo nhân sự số hóa – nền tảng, con người và công việc
Khi tiến tới kỷ nguyên kỹ thuật số, lãnh đạo nhân sự phải trở thành người dẫn đầu trong quy trình tổ chức số hóa. Nghĩa là vượt ra khỏi những khuôn khổ truyền thống để phát triển nguồn nhân lực thế hệ mới trong không gian làm việc kỹ thuật số, áp dụng công nghệ để thay đổi cách mà chúng ta làm việc và kết nối với đồng nghiệp.
Xem thêm “Công thức thành công” về quản trị nhân sự bất kỳ công ty nào cũng muốn học hỏi
8. Tập trung phân tích yếu tố con người
Dữ liệu về con người trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt trong công việc. Trước đây, các nguyên tắc kỹ thuật được sở hữu bởi các chuyên viên dữ liệu, nhưng hiện tại, việc phân tích yếu tố con người chính là chìa khóa hỗ trợ mọi thứ từ vận hành, quản lý cho đến thu hút nhân tài và các hoạt động tài chính. Tuy nhiên, việc sẵn sàng tận dụng các số liệu phân tích con người vẫn còn là thách thức. Chỉ 8% báo cáo của các tổ chức cho biết, họ có nguồn dữ liệu có thể sử dụng được; trong khi đó, chỉ 9% tin rằng họ khá hiểu biết về các nhân tố tài năng có thể giúp ích cho tổ chức.
9. Sự đa dạng và tính toàn diện – Khoảng cách thực tế
Sự công bằng, tính hợp lý và toàn diện là những vấn đề thuộc tầm Giám đốc điều hành của các doanh nghiệp thế giới.
10. Tăng lực lượng lao động
Robot, trí tuệ nhân tạo, cảm ứng máy tính có nhận thức đã trở thành xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế mở. Các công ty giờ đây không chỉ sử dụng lao động cố định, mà còn hợp tác với những lao động tự do trong nền kinh tế thời vụ. Theo đó, thời gian tới, lực lượng lao động, máy móc và các phần mềm quản lý, hỗ trợ công việc sẽ tăng lên.
Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thanh Bình – Đại học Sài Gòn.
Tham khảo về hệ thống LotusLMS – nền tảng quản lý đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp ưu việt nhất Việt Nam hiện nay