E-learning hầu như không còn xa lạ với bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức giáo dục nào. Nhưng để xây dựng một bài giảng hay, ngoài nội dung đào tạo hấp dẫn, bạn còn cần một ekip sáng tạo để thực hiện và triển khai.
Trong trường hợp ekip đó chỉ có mình bạn? Đừng lo, bởi vì ngay trong bài viết này, VietED gợi ý 5 bộ công cụ MIỄN PHÍ giúp bạn có thể tự tạo ra những bài giảng E-learning cực hấp dẫn.
1. Các trang web và công cụ chỉnh sửa ảnh
– Canva: Đây là một trong những trang web chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp, hỗ trợ tới 1Gb lưu trữ miễn phí. Canva có tới 8.000 mẫu thiết kế khác nhau, từ logo, danh thiếp cho đến bưu thiếp, banner cho các trang mạng xã hội phổ biến cho bạn thoả sức sáng tạo.
– Pixlr: Sau Canva, Pixlr cũng là trang chỉnh sửa ảnh trực tuyến được khá nhiều người yêu thích. Bạn có thể chỉnh sửa ảnh bằng cách thay đổi kích thước, các layer, màu sắc ảnh,.. và lưu dưới nhiều định dạng khác nhau.
– Gliffy: Bạn thường gặp khó khăn vì không biết vẽ sơ đồ, lưu đồ, quy trình,… trên máy tính? Gliffy sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Với giao diện đơn giản, Gliffy cho phép bạn tạo miễn phí tối đa 5 biểu đồ, sơ đồ mỗi tháng, thể hiện được mọi nội dung bạn muốn truyền đạt.
– Easel.ly: Nếu bạn muốn tạo infographic, Easel.ly chính là công cụ mà bạn cần. Easel.ly cho phép bạn kết nối các hình ảnh với số liệu, lên kế hoạch hay trình bày ý tưởng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
– Google Charts: Đồ thị luôn là công cụ hữu hiệu để thể hiện dữ liệu một cách trực quan, nhanh chóng. Nếu bạn còn lúng túng với các con số và đồ thị, hãy để Google Charts giúp bạn thực hiện điều này. Google Charts cung cấp rất nhiều những dạng đồ thị khác nhau, tất cả đều được Google trau chuốt kĩ lưỡng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm đặt chúng vào nội dung đào tạo của mình.
2. Công cụ chỉnh sửa âm thanh miễn phí
– Audacity: Audacity cho phép chỉnh sửa các file đã được ghi âm trước, nhận âm thanh qua micro đính kèm. Thậm chí, Audacity còn nhận file âm thanh qua ứng dụng Podcast hay nghe nhạc. Dù giao diện không quá bắt mắt nhưng Audacity lại rất dễ sử dụng ngay cả với những ai mới tập chỉnh sửa âm thanh. Nhờ những ưu điểm này mà Audacity được rất nhiều người lựa chọn.
– WavePad: Đây là phần mềm chỉnh sửa âm thanh miễn phí có sẵn trên nền tảng Windows và Mac. WavePad cho phép bạn ghi, chỉnh sửa các file âm thanh như file ghi âm, file nhạc và giọng nói. Những chức năng chính của WavePad bao gồm: cắt, copy, paste, xóa, chèn, tự động ghi,… Phần mềm này cũng có thiết kế giao diện dễ sử dụng. Vì vậy, chỉ cần vài phút là bạn có thể mở, ghi và chỉnh sửa một file âm thanh bất kỳ.
– Free Video to MP3 Converter: Công cụ này cho phép bạn tách file âm thanh từ các định dạng video như *.avi, *.mpg, *.mp4, *.wmv, *.asf, *.mov, *.qt, *.3gp, *.3g2 and *.flv và lưu ở dạng MP3. Bạn có thể tách toàn bộ âm thanh của đoạn video hoặc một phần nào đó mà bạn thích.
3. Các công cụ làm video miễn phí
– Camtasia Studio: Đây là 1 trong những công cụ quay lại màn hình máy tính vô cùng nhanh chóng và hiệu quả từ bất cứ thiết bị nào. Với chất lượng hình ảnh cũng như âm thanh tốt Camtasia Studio hỗ trợ người sử dụng nhiều định dạng file khác nhau chính vì thế nó đang được rất nhiều người sử dụng. Với Camtasia Studio, bạn có thể chỉnh sửa video bằng cách cắt ghép video, thêm ảnh, thêm nhạc,… để tạo ra những video chuyên nghiệp. Video khi thực hiện xong có thể xuất ra dạng HD, Full HD,… và chia sẻ lên các trang mạng xã hội khác nhau.
– Proshow Gold: Với Proshow Gold, bạn có thể chọn nhiều hiệu ứng chuyển tiếp sinh động, nhạc nền chú thích cho video, xem trước phim, trích xuất phim với nhiều định dạng mong muốn. Ưu điểm của Proshow Gold có giao diện khá dễ nhìn, dễ sử dụng, tích hợp với rất nhiều hiệu ứng khá hay ho.
– VSDC: Dù chỉ hỗ trợ hệ điều hành Windows, xong VSDC vẫn là một chương trình chỉnh sửa video tốt, hỗ trợ đầy đủ các định dạng video. VSDC sử dụng tương đối đơn giản và có nhiều tính năng giúp bạn tạo nên một video đặc sắc như hiệu chỉnh màu sắc, hiệu ứng hình ảnh và âm thanh, chế độ hòa trộn và bộ lọc chuyên sâu…
4. Công cụ tạo biểu mẫu, đánh giá
– Survey Monkey: Nếu bạn muốn tạo khảo sát, trắc nghiệm, Survey Monkey chính là công cụ bạn cần. Survey Monkey hỗ trợ sẵn ngân hàng câu hỏi cũng như rất nhiều loại trắc nghiệm khác nhau giúp bạn tạo ra những bảng khảo sát chuyên nghiệp một cách dễ dàng.
– Google biểu mẫu: Nếu Survey Monkey còn khá mới mẻ với bạn, Google Biểu mẫu hẳn là công cụ quen thuộc hơn rất nhiều. Công cụ này cho phép bạn tạo các cuộc khảo sát thông qua biểu mẫu đơn giản. Kết quả khảo sát sẽ trả về một file bảng tính online có liên kết với tài khoản google của bạn, tra cứu kết quả vô cùng thuận tiện.
5. Công cụ tạo bài giảng e-learning miễn phí
– Udutu: Điểm mạnh của Udutu là bạn có thể tải lên các file định dạng SCORM của tác giả khác và chỉnh sửa chúng. Bên cạnh đó, Udutu cũng giúp bạn tạo các hoạt động khác nhau trong khoá học bao gồm các module đánh giá, tương tác và phân nhánh câu hỏi.
– GloMaker: Công cụ này giúp bạn tạo tài liệu học tập tương tác có cấu trúc. Nó chia quá trình làm thành 2 phần: lập kế hoạch và thiết kế. GloMaker có sẵn 2 template được xây dựng tuân theo các nguyên tắc đào tạo sư phạm và 1 template trống nếu bạn muốn tự xây dựng bài giảng. Ngoài ra, GloMaker cũng cung cấp khá nhiều chức năng để bạn tạo bài giảng E-learning hay như câu hỏi, hiển thị ảnh với chức năng thu phóng, trình phát video, âm thanh.
– Adobe Presenter: Công cụ này được các giáo viên sử dụng khá nhiều để tạo bài giảng e-learning tại Việt Nam. Adobe Presenter tích hợp với powerpoint, cho phép bạn ghi lại lời giảng, chèn các câu hỏi tương tác, và tạo khảo sát một cách chuyên nghiệp.
—> Xem thêm về cách tạo bài giảng bằng Adobe Presenter.
– Ispring Free: Đây cũng là một công cụ được tích hợp với PowerPoint, cho phép người dùng tạo khoá học dựa trên slide, câu hỏi, bài giảng video và các tài liệu học tập tương tác khác.
Trên đây là 5 bộ công cụ MIỄN PHÍ giúp bạn dễ dàng tạo bài giảng E-learning ấn tượng. Bên cạnh đó, với những bài giảng bạn mong muốn được hỗ trợ thiết kế mượt mà và uyển chuyển hơn, đừng ngại việc tìm đến các đơn vị số hoá nội dung như VietED. Với gần 10 năm kinh nghiệm, dịch vụ số hoá nội dung LotusDigital được nhiều doanh nghiệp như Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,…tin dùng.
Đăng ký ngay tại đây để có cơ hội trải nghiệm Dịch vụ số hoá thiết kế riêng cho doanh nghiệp của bạn.