Lễ ký kết hợp tác song phương giữa VietED và Agilearn
Chiều ngày 07/07/2020 tại văn phòng VietED, tầng 11, tòa SUDICO sông Đà, đường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội, lễ ký kết Chương trình hợp tác song phương giữa VietED và Agilearn đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Tham dự Lễ ký kết, về phía VietED có sự tham dự của ông Phạm Thái Bình – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục thông minh VietED, ông Phạm Ngọc Hiếu – Giám đốc kinh doanh VietED và ông Ngô Hoàng Vịnh – Trưởng phòng nội dung VietED. Về phía Agilearn, có sự tham dự của ông Dương Trọng Tấn – Tổng Giám đốc Agilead Global, ông Lưu Trọng Hiếu – Đồng GĐ điều hành Agilearn, bà Hoàng Giang Quỳnh Anh – Đồng GĐ điều hành Agilearn và ông Nguyễn Quang Huy – Giám đốc truyền thông Agilearn Global.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Phạm Thái Bình – Tổng giám đốc VietED đánh giá cao chương trình phối hợp giữa hai bên và cho rằng, Agilearn là đơn vị đáng tin cậy có thể cung cấp các khóa học chất lượng phù hợp với nền tảng LMS – hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến mà VietED đã và đang phát triển. Ông nhận định, sự hợp tác giữa VietED và Agilearn chắc chắn sẽ mang lại nhiều giá trị tích cực cho các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đào tạo.
Theo ông Phạm Ngọc Hiếu – Giám đốc kinh doanh VietED, VietED đang thiếu một nửa của mình, đó chính là nội dung. Và trên con đường tìm kiếm một nửa ấy, VietED đã tìm thấy Agilearn. Ông hi vọng sự hợp tác này sẽ mở ra kỷ nguyên mới trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến ở Việt Nam, chất lượng không thua kém bất kỳ đơn vị nào trên thế giới như Singapore, Hàn Quốc…
Về phía Agilearn, ông Lưu Trọng Hiếu – Đồng GĐ điều hành Agilearn, bày tỏ cảm xúc vui mừng khi VietED và Agilearn có cùng chung mục đích, một tầm nhìn đó là nâng cao năng suất, tri thức trong các doanh nghiệp. Agilearn mong muốn sự hợp tác này sẽ tạo ra giá trị chung cho doanh nghiệp Việt Nam. “Trong dài hạn, tôi mong muốn tri thức của người Việt là do người Việt sản xuất mà không phải vay mượn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới!”, ông Lưu Trọng Hiếu chia sẻ.
Trên tinh thần hợp tác – phát triển, VietED và Agilearn thống nhất sẽ phối hợp dựa trên ba nội dung chính như sau:
- Dựa trên thế mạnh của hai đơn vị VietED và Agilearn để cùng tạo thành các sản phẩm đầy đủ đáp ứng nhu cầu giải pháp công nghệ lẫn nội dung;
- Cùng nhau gia tăng giá trị chuyển giao tới khách hàng;
- Cùng tạo lợi thế cạnh tranh của sản phẩm chung;
Ba nội dung này được làm rõ và triển khai dần sau buổi ký kết.
Buổi lễ ký kết diễn ra thành công tốt đẹp, VietED sẽ là đối tác uy tín, đáng tin cậy trong việc cung cấp hệ thống quản lý đào tạo bài bản, phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp, và Agilearn hứa hẹn là đơn vị đối tác chiến lược cung cấp các nội dung bài giảng chất lượng trong hệ thống này.
4 giai đoạn quan trọng đánh dấu bước tiến vượt bậc của E-learning
1. E-learning là gì?
E-learning là một loại hình đào tạo chính quy hay không chính quy hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng đồng học tập một cách thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thống.
2. Lịch sử phát triển của E-learning
Quá trình phát triển của E-learning được chia thành 4 thời kỳ:
- Trước năm 1983:
Thời kỳ này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục “Lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh giảng viên và các học viên khác. Đặc điểm của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ.
- Giai đoạn 1984-1993:
Bài học được phân phối đến người học qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm. Vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và tự học, nhưng bị hạn chế sự hướng dẫn của giảng viên.
- Giai đoạn 1994-1999:
Khi công nghệ web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Các chương trình: Email, Web, Trình duyệt, Media Player, kỹ thuật truyền Audio/video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ hỗ trợ Web như HTML và JAVA bắt đầu trở lên phổ dụng đã làm thay đổi bộ mặt của đào tạo bằng đa phương tiện.
- Giai đoạn 2000-2005:
Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế Web hàng đầu đã trở thành cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo.
Thông qua web, bất cứ người nào có 1 lượng kiến thức nhất định cũng có thể trở thành người dạy – hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới người học, nâng cao hơn chất lượng đào tạo.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các ứng dụng trên nền tảng di động ra đời giúp việc đào tạo trực tuyến trở nên phổ biến, phong phú hơn bao giờ hết, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi chỉ cần 1 thiết bị kết nối mạng. Từ đó, tạo ra giải pháp đào tạo hết sức linh động không chỉ trong các cơ sở giáo dục mà ứng dụng hữu ích trong doanh nghiệp ngày nay.
12 sự thật khiến bạn yêu LMS “ngay từ cái nhìn đầu tiên”
Hiện nay, hệ thống quản lý học tập LMS ngày càng phổ biến, không chỉ trong các cơ sở, các tổ chức giáo dục mà còn rất phát triển trong khối doanh nghiệp. Nếu bạn và doanh nghiệp của bạn chưa từng sử dụng 1 hệ thống LMS thì đây chính là lúc để bạn cân nhắc lại. Cùng VietED điểm danh 12 sự thật thú vị về hệ thống LMS hiện nay nha:
LMS – Learning Management System là gì?
LMS là gì? Vì sao LMS là 1 phần không thể thiếu của doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục? Cùng VietED tìm hiểu chi tiết hơn về LMS nhé!
LMS là gì?
LMS là viết tắt của Learning Management System, trong tiếng Việt được gọi là Hệ thống quản lý học trực tuyến. Ngày nay, khi việc học trực tuyến ngày càng phổ biến, khối lượng bài giảng lớn cùng với lượng người học đông đảo, sẽ rất khó cho người quản lý kiểm soát tình học tập chung. LMS chính là giải pháp hữu hiệu trong việc phân phối nhanh chóng, hiệu quả các tài liệu e-learning tới một lượng lớn các học viên, đồng thời hỗ trợ người quản lý có thể quản lý dễ dàng, theo dõi chuẩn xác, điều chỉnh kịp thời, hay thực hiện việc đánh giá quá trình đào tạo toàn diện và hiệu quả. Thông qua đó, công tác đào tạo được hoàn thiện và nâng cao hơn, tiết kiệm các chi phí dư thừa.
Hệ thống LMS có thể được dùng trong nhà trường và doanh nghiệp giúp nhà trường, doanh nghiệp linh động tổ chức các khóa học, các chương trình đào tạo trực tuyến.
Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, có rất nhiều hệ thống LMS từ các nhà cung cấp khác nhau, nhưng tựu chung được chia thành 2 dạng:
- Hệ thống LMS sử dụng mã nguồn mở: Là hệ thống cho phép người dùng sử dụng miễn phí. Tuy nhiên, sử dụng phần mềm mã nguồn mở chúng ta buộc phải đối mặt với vấn đề bảo mật không được an toàn, rò rỉ thông tin cá nhân và không giải quyết theo các nhu cầu phát sinh của bạn.
- Hệ thống LMS thiết kế theo yêu cầu: Mất phí ban đầu nhưng sẽ giúp bạn giải quyết được bài toán về bảo mật thông tin, khả năng hỗ trợ kịp thời
Tính năng thường có của một hệ thống LMS
Một hệ thống LMS thường có 6 tính năng cơ bản như sau:
1. Quản lý người dùng
Đây là tính năng hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký, quản lý và lưu trữ thông tin của nhân viên, quản lý thông tin tham gia khóa học, các khóa đào tạo nhân viên đang học…
2. Quản lý khoá học
Tính năng này cho phép doanh nghiệp trực tiếp tạo ra các khóa đào tạo trực tuyến, tải lên các tài liệu liên quan của khóa đào tạo, hay tạo ra các ngân hàng câu hỏi để dùng cho các bài kiểm tra.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể tạo ra các khảo sát online dành cho nhân viên sau khi đã hoàn thành khóa học, để xem về mức độ hài lòng, hay những ý kiến đóng góp để giúp khoá đào tạo trở nên tốt hơn.
3. Quản lý liên lạc
Ngoài các chức năng về quản lý người dùng hay các khóa đào tạo, phần mềm LMS còn hỗ trợ doanh nghiệp để dễ dàng liên lạc với nhân viên của mình bằng cách gửi email trực tiếp đến nhân viên để thông báo về các vấn đề liên quan đến các hoạt động đào tạo. Thêm vào đó còn có thể tạo ra các thông báo để nhắc nhở về các khóa đào tạo sắp diễn ra hay thời hạn để hoàn thành các khóa đào tạo được chỉ định.
4. Tính năng báo cáo
Với tính năng báo cáo, các doanh nghiệp dễ dàng quản lý các dữ liệu như tiến trình học, kết quả của việc tham gia các khóa đào tạo, điểm số của các bài kiểm tra, etc; theo từng cá nhân hay theo từng khoá đào tạo. Từ đó, giúp các doanh nghiệp có những thông tin cần thiết để có thể có một góc nhìn tổng quan về kế hoạch đào tạo của mình và xây dựng các định hướng để thay đổi và phát triển trong tương lai.
5. Tính năng làm bài kiểm tra
Để có thể củng cố và đảm bảo chất lượng của các hoạt động đào tạo, các bài kiểm tra là một phần không thể thiếu. Hệ thống LMS hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn và tạo ra các bài kiểm tra với đa dạng hình thức câu hỏi như văn bản, lựa chọn đáp án hoặc nhiều đáp án…
6. Khả năng tùy chỉnh
Tính năng này cho phép các doanh nghiệp thay đổi giao diện, logo và thêm các tính năng theo nhu cầu của doanh nghiệp với sự hỗ trợ từ nhà cung cấp phần mềm LMS.
Trên đây là 6 tính năng cơ bản thường thấy ở 1 hệ thống LMS. Tuy nhiên, để lựa chọn hệ thống phù hợp với doanh nghiệp của mình, bạn vẫn phải cân nhắc nhiều yếu tố khác. Chúc bạn có thể lựa chọn được hệ thống LMS phù hợp với doanh nghiệp/cơ sở đào tạo của mình.