VIETED hân hạnh tài trợ cho đội vô địch Giải bóng bàn các Câu lạc bộ quốc gia năm 2022
Giải vô địch bóng bàn các Câu lạc bộ quốc gia năm 2022 đã khép lại. Đây là giải đấu uy tín trong hệ thống các giải thể thao quốc gia do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận phối hợp với Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam tổ chức.
Thu hút hơn 400 vận động viên từ các CLB ở 33 tỉnh, thành, ngành trong cả nước về tham dự, giải đấu năm 2022 trở thành giải có số lượng VĐV lớn nhất từ trước tới nay.
Năm nay cũng là năm đầu tiên, Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thông minh (VietED) tài trợ cho đội tuyển Nghệ An tham gia đấu giải.
Đối đầu với nhiều câu lạc bộ mạnh ở các tỉnh thành lân cận, đội tuyển Nghệ AN Joola đã xuất sắc giành cúp vô địch Giải bóng bàn các Câu lạc bộ quốc gia năm 2022, với kết quả chung cuộc:
- Nội dung đồng đội nam dưới 50 tuổi, Câu lạc bộ Nghệ An Joola VietED xuất sắc giành Huy chương Vàng; Câu lạc bộ Thái Hà giành Huy chương Bạc; Câu lạc bộ Khánh Hòa và Câu lạc bộ Đoàn kết – Đà Nẵng cùng giành Huy chương Đồng.
- Ở nội dung đồng đội nam trên 50 tuổi, Câu lạc bộ Lâm Đồng 2 giành Huy chương Vàng; Câu lạc bộ Bình Dương Huy chương Bạc; Câu lạc bộ Bà Rịa Vũng Tàu và Câu lạc bộ Thái Nguyên đồng hạng Huy chương Đồng.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức, giải đấu năm nay quy tụ nhiều tay vợt đỉnh cao của các câu lạc bộ trong cả nước, đặc biệt có một số vận động viên đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu ở nội dung đôi nam hoặc đôi nam nữ, cùng nhiều cây vợt tiềm năng. Giải đấu đã mang lại những pha bóng đẹp, trận đấu hay, kịch tính phục vụ khán giả yêu thích bộ môn bóng bàn. Thông qua giải đấu này, ban tổ chức có thể tìm kiếm nhiều gương mặt tài năng, triển vọng để đào tạo cho các giải đấu cao hơn.’
Bên cạnh đó, ông Phạm Ngọc Hiếu – Giám đốc Kinh doanh đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thông minh (VietED) chia sẻ: “Bóng bàn là bộ môn rất được yêu thích ở VietED. Và chúng tôi cũng rất quan tâm đến các hoạt động, giải đấu của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng như toàn quốc. Năm nay, chúng tôi cũng rất vinh dự và tự hào khi được tài trợ, đồng hành và sát cánh bên các vận động viên đội tuyển Nghệ An Joola mang chiến thắng trở về. Chiến thắng này là động lực để chúng tôi có thể đầu tư, trau đồi và luyện tập nhiều hơn cho các giải đấu tiếp theo.”
Xuất sắc đạt giải Sao Khuê 2022, VTC2 nói gì về LotusLMS?
Vinh dự trở thành một trong những sản phẩm top đầu đạt giải thưởng Sao Khuê 2022 nhóm các sản phẩm, giải pháp số lĩnh vực Giáo dục, đào tạo, VietED trở thành nền tảng tiên phong trong lĩnh vực quản lý đào tạo trực tuyến dành cho doanh nghiệp.
Mới đây, ngày 15/05/2022, LotusLMS – nền tảng quản lý đào tạo trực tuyến đã vinh dự có mặt trong chương trình “Sao Khuê toả sáng” do đài VTC2 thực hiện. Chương trình đã thu hút được sự quan tâm và lượt xem của phần lớn khán giả truyền hình.
Được xây dựng và phát triển từ những năm 2013, sau 9 năm phát triển, LotusLMS dần khẳng định được vị thế của mình thông qua nhiều chương trình, giải thưởng đạt được, cũng như danh sách khách hàng “lớn” trên thị trường.
Tận dụng sức mạnh của Internet và tính hiệu quả của Elearning cũng như học trực tuyến, LotusLMS mang đến cho doanh nghiệp, trường học, trung tâm… một nền tảng học tập, giảng dạy & quản lý đào tạo hiện đại, đa dạng, linh động, cá nhân hóa, tối ưu hiệu quả cho người học, người dạy & người quản lý.
LotusLMS đáp ứng tối đa nhu cầu đào tạo của một tổ chức từ việc tổ chức học thông qua các hình thức học chủ động với video, học trực tuyến với giảng viên đến thi trực tuyến và tổng hợp, báo cáo số liệu sau khi học và thi. Bên cạnh cấu trúc hiện đại và giao diện thân thiện, LotusLMS có thể áp dụng linh động với nhiều mô hình đào tạo khác nhau, kể cả mô hình tập đoàn có bộ máy làm việc phức tạp. LotusLMS có khả năng cá nhân hoá và tối ưu đề xuất cho người học, người dạy và nhà quản lý mang lại hiệu quả đào tạo cao cho doanh nghiệp cũng như các cơ sở giáo dục đào tạo.
Trao đổi với phóng viên Đài truyền hình VTC2, anh Phạm Ngọc Hiếu – Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thông minh VietED cho biết: “Hiện nay, chúng tôi liên tục tối ưu và cải tiến LotusLMS hàng ngày để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp Việt Nam. Trong tương lai gần, chúng tôi hướng tới phát triển các module về trí tuệ nhân tạo và machine learning để nâng cao trải nghiệm người học: tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. VietED tự tin cung cấp cho doanh nghiệp Việt công cụ đủ mạnh để nâng cao chất lượng đào tạo nhân sự.”
Sự phát triển của LotusLMS cho thấy xu hướng của thời đại cũng như sự chuyển mình mạnh mẽ của các tổ chức, doanh nghiệp trong công cuộc Chuyển đổi số 4.0 ở Việt Nam. Hiện nay, LotusLMS đã và đang được nhiều các doanh nghiệp lớn tin tưởng và sử dụng như Tập đoàn Điện lực EVN, Công ty Bảo Việt Nhân Thọ, Ngân hàng SeaBank,… mang lại nhiều kết quả khả quan.
VIETED FC đạt giải Nhì bảng Kim cương giải Đá bóng Doanh nghiệp trẻ Hà Nội 2022
Giải bóng đá Doanh nghiệp trẻ Hà Nội là hoạt động thuộc chuỗi sự kiện thường niên của Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội (HanoiBA) và Câu lạc bộ Bóng đá Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA fc) nhằm tạo nên một hoạt động thể thao thường niên của các Doanh nghiệp, doanh nhân trẻ thủ đô và cả nước vì mục tiêu: “Kết nối Doanh nhân – Rèn luyện sức khỏe – Tận hưởng Đam mê – Chung tay Cộng đồng”.
Năm 2022 này, với khẩu hiệu “Vì Cộng Đồng”, ngoài việc tạo sân chơi gắn kết các hội viên, tăng cường tinh thần đoàn kết và hợp tác học hỏi lẫn nhau, giải đấu hứa hẹn sẽ có thật nhiều hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giải đấu cũng sẽ tạo ra một nguồn quỹ để đóng góp vào các hoạt động từ thiện của Hội DNT Hà Nội.
Giải đá bóng được tổ chức từ ngày 02/04 đến ngày 09/04 tại sân bóng Cường Quốc, Hà Đông với sự tham gia của 12 đội bóng, chia thành 4 bảng. Năm nay, VietED FC vinh dự trở thành 1 trong 12 FC đá bóng doanh nghiệp khu vực Hà Nội tham gia đá giải.
Ngày 02/04, ở vòng bảng đầu tiên, đội trưởng Bùi Thế Hải đã cùng VietED FC vượt qua FC FSI và FC Bateco-Ademax với 7 bàn thắng, trở thành đội Nhất bảng B, tiến thẳng vào Vòng bán kết.
Ở vòng Bán kết ngày 06/04, VietED FC gặp HanoiBA FC. Không vì đội chủ nhà mà tinh thần nao núng, VietED FC đã nhanh chóng bỏ xa đối thủ bằng cách ghi 2 bàn thắng chỉ trong 15 phút đầu tiên bởi cầu thủ Lê Mạnh Hậu (14’) và Lại Đình Tú (15’). Kết thúc trận đá, VietED FC thắng đậm với tỉ số trong mơ 3-0. Với kết quả xuất sắc này, VietED trở thành một trong những đội bóng mạnh nhất của mùa giải, bước thẳng vào vòng chung kết tranh cúp Kim cương.
Ở vòng chung kết, tại đây, VietED FC gặp TIG FC – đối thủ cực mạnh đến từ bảng A. Bằng lối đá đẳng cấp, hữu nghị, VietED FC dừng lại ở vị trí thứ 2 đạt giải Nhì bảng Kim cương.
Có thể nói, tuy giải đấu được tổ chức ở quy mô nhỏ, nhưng phần nào cũng thấy được tinh thần đá bóng thượng võ, cống hiến hết mình của toàn team, tạo điều kiện để anh em VietED được cọ xát, giao lưu với các FC đá bóng khác. Chúc VietED FC sẽ luôn giữ được tinh thần cũng như lối đá bóng tuyệt vời ở những giải đấu sau!
VietED vinh dự nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2021
Ngày 30/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia (Hà Nội), LotusLMS của Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thông minh (VietED) được bình chọn và đạt danh hiệu TOP 200 Sao Vàng Đất Việt 2021.
Sao Vàng Đất Việt là giải thưởng cao quý và uy tín được tổ chức lần đầu vào năm 2003 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp thực hiện nhằm tôn vinh các thương hiệu Việt Nam tiêu biểu trong hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
Để đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2021, VietED cũng như các doanh nghiệp khác phải vượt qua 3 vòng sơ tuyển, thẩm định và chung tuyển. Doanh nghiệp đạt giải phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của ban tổ chức như:
- Sản phẩm đạt chất lượng cao
- Quyền lợi người lao động được đảm bảo
- Hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội
- Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng
- …
Nhờ những con số kinh doanh ấn tượng trong 3 năm gần đây, nền tảng quản lý đào tạo LotusLMS của VietED được Hội đồng Ban giám khảo đánh giá cao trong lĩnh vực giải pháp, phần mềm giáo dục, đào tạo.
Theo số liệu thống kê, 200 doanh nghiệp đạt giải Sao Vàng Đất Việt năm 2021 đã đóng góp 747.000 tỷ đồng doanh thu, nộp ngân sách trên 40 tỷ đồng và tạo việc làm cho hơn 450.000 lao động. Trong đó, VietED đã đóng góp gần 103 tỷ đồng doanh thu và tạo việc làm cho gần 100 lao động.
Thành công của VietED đến từ việc doanh nghiệp luôn xác định rõ sứ mệnh “Góp phần khẳng định & nâng cao tri thức Việt”, coi chất lượng là yếu tố hàng đầu. Và LotusLMS – nền tảng quản lý đào tạo trực tuyến là minh chứng của sự nỗ lực không ngừng ấy.
Tận dụng sức mạnh của Internet và tính hiệu quả của e-learning, LotusLMS được biết đến là nền tảng học tập, giảng dạy và quản lý đào tạo hoàn hảo dành cho doanh nghiệp, trường học cũng như các trung tâm, học viện đào tạo. LotusLMS được đánh giá cao từ các khách hàng doanh nghiệp bởi sự hiện đại, đa dạng cũng như khả năng cá nhân hoá và tối ưu hiệu quả ở mọi vai trò tham gia quản lý đào tạo như người học, người dạy cũng như vị trí quản lý.
Trong năm vừa qua, VietED thành công giúp hơn 25 tập đoàn và doanh nghiệp duy trì công tác đào tạo và quản lý đào tạo có thể kể đến như Tổng Công ty Điện lực EVN, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn Viettel,… với gần 40.000 lớp học ảo và sự tham gia của hơn 1.000.000 người dùng. Đây là con số hết sức ấn tượng trong lĩnh vực đào tạo, đặc biệt khi đại dịch Covid 2019 vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp.
“Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2021 cho thấy sự phát triển và thành công của VietED. Đây cũng là động lực để tập thể VietED tạo ra các sản phẩm, giải pháp chất lượng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Chắc chắn rằng, trong các năm tới, chúng tôi sẽ tiếp tục có những dấu ấn mới trên hành trình nâng cao tri thức Việt!”, ông Phạm Ngọc Hiếu – Giám đốc Kinh doanh VietED tại lễ Trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2021 chia sẻ.
Top 4 ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển vượt bậc nhờ ứng dụng e-learning
Các tiến bộ công nghệ ra đời đẩy nhanh cách mọi người tìm hiểu và xử lý thông tin. Trong đó, e-learning trở thành xu hướng mỗi khi chúng ta nhắc đến giáo dục và đào tạo. Với e-learning, thời gian và chi phí được phân bổ cực hiệu quả trong khi các trải nghiệm học tập gần như thoả mãn được đông đảo người dùng. Đó cũng chính là lí do vì sao, hàng nghìn doanh nghiệp đã sử dụng e-learning làm phương pháp đào tạo chính của mình. Theo Forbes và công ty phân tích tài chính SageWorks, các khối ngành công nghiệp, dịch vụ ứng dụng e-learning vào công tác đào tạo nhân sự phát triển theo cấp số nhân trong những năm qua.
Tại bài viết này, VietED giới thiệu tới bạn 4 ngành công nghiệp, dịch vụ đã phát triển hàng đầu tại Mỹ nhờ ứng dụng e-learning vào đào tạo theo tổng hợp của Cục Thống kê lao động Hoa kỳ, Bloomberg và công ty nghiên cứu thị trường IBIS World Hoa Kỳ.
1. Y tế
Y tế luôn là ngành mũi nhọn không chỉ ở Mỹ mà còn ở tất cả các quốc gia phát triển khác trên thế giới. Yêu cầu đảm bảo về mặt chuyên môn luôn là thách thức không nhỏ với các bác sĩ, y tá, nhà vật lý trị liệu cũng như các nhân viên chăm sóc sức khoẻ tại quốc gia này.
Theo dự đoán của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, các công việc trong ngành y tế sẽ tăng 38% vào năm 2024. Trong khi đó, báo cáo Nhân sự Quốc gia Hoa Kỳ lại chỉ ra rằng, tỉ lệ thay thế nhân viên ở ngành này cũng khá cao, chạm mức 17.8% năm 2019. Tức cứ có 100 người tham gia vào ngành thì lại có ~18 người rời ngành y tế. Áp lực đào tạo nhân sự đáp ứng được chuyên môn càng nặng nề trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu được thực hiện bởi NEJM Catalysts, 96% chuyên gia chăm sóc sức khoẻ đồng ý rằng kiệt sức ở nhân viên là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà ngành y tế đang phải đối mặt. Làm việc quá sức, áp lực từ người bệnh, người nhà bệnh nhân, thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống,… là những nguyên nhân chính mà dẫn đến tình trạng này. Đào tạo tập trung sẽ chỉ làm cho tình hình thêm căng thẳng.
Vì vậy, ứng dụng e-learning vào đào tạo phần nào giúp ngành y tế giảm thiểu các áp lực này.
Các bài học ngắn cho phép đội ngũ chuyên gia cùng các bác sỹ, y tá có thể cập nhật thông tin kiến thức thường xuyên mà không can thiệp quá nhiều vào lịch trình vốn đã eo hẹp của họ. Bài học được thể hiện dưới nhiều định dạng khác nhau, phù hợp với từng công việc có những yêu cầu đặc thù riêng. Mọi kiến thức y khoa liên quan đến bệnh tật, thuốc thang, phương pháp điều trị hay công nghệ sử dụng luôn được cập nhật mỗi ngày.
2. Bán lẻ và thương mại điện tử
Theo báo cáo của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ (NRF), doanh số bán lẻ năm 2017 đã tăng trung bình 3,8%. Bán lẻ qua sàn thương mại điện tử năm 2018 tăng 12%. Sự phát triển của ngành bán lẻ cũng đồng nghĩa với việc, họ cần bổ sung hàng loạt vị trí từ quản lý đến nhân viên ở cả lĩnh vực bán hàng trực tuyến hay tại quầy.
Thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp bán lẻ gặp phải chính là làm sao để có thể đào tạo chuyên môn cũng như phát triển kỹ năng của đội ngũ nhân sự này. Bởi ngoài quảng cáo, các nhà bán lẻ thừa hiểu rằng, kiến thức về sản phẩm và cách họ chăm sóc khách hàng mới là yếu tố tiên quyết để cạnh tranh trên thị trường.
E-learning chính là công cụ giúp họ thực hiện điều đó. Nhờ e-learning, thời gian đào tạo giảm tới 40% từ hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cho đến phổ biến các nội quy, quy trình, thao tác làm việc hay nhận biết sản phẩm mới. Hiệu quả tăng gấp đôi do tốc độ đào tạo nhanh, nhân viên sớm làm được việc, nâng cao trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm.
Các chuyên gia bán lẻ thừa nhận, e-learning chính là vũ khí giúp các họ xây dựng đội ngũ bán hàng thành công, vượt lên các đối thủ khác.
3. Giáo dục
Ngành giáo dục đã có sự thay đổi đáng kể từ khi áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Ngoại trừ cấp 1 đến cấp 3; từ bậc Cao đẳng, Đại học trở lên, người học đã không còn bị bắt buộc phải lên lớp đến trường. Các hình thức học trực tuyến qua trang thương mại điện tử, webinar, mạng xã hội chia sẻ,… đã dần thay đổi hành vi học và dạy của cả học viên và giảng viên.
Thay vì đầu tư vào hạ tầng đất đai, nhiều cơ sở giáo dục đã bắt đầu quan tâm hơn đến các hệ thống e-learning, quản lý đào tạo cũng như các phần mềm soạn giảng.
Đọc thêm về: Hệ thống LMS mang lại lợi ích gì cho những người tham gia đào tạo?
Ngành giáo dục dự kiến sẽ tăng trưởng 7.2% trong 5 năm tới đây. Nhờ e-learning, giáo dục trở thành ngành dịch vụ năng động hơn. Doanh thu của khu vực dịch vụ giáo dục dựa trên trên e-learning dự kiến đạt 325 tỉ USD vào năm 2025.
4. Xây dựng
Tại Mỹ, xây dựng là một trong những ngành phát triển nhanh nhất nhờ ứng dụng e-learning.
Tính chất phức tạp của ngành đã tăng lên nhiều do những thay đổi cấu trúc thiết kế, quy định của Chính phủ, quy chuẩn xây dựng quốc gia chưa kể đến yếu tố môi trường, thổ nhưỡng. Những thay đổi này buộc các nhà thầu, kiến trúc sư và đội thợ xây lắp luôn phải cập nhật hàng ngày.
Bên cạnh đó, yếu tố để một doanh nghiệp xây dựng có thể cạnh tranh với các đối thủ khác đó chính là hoàn thành tiến độ công trình. Bạn không thể chờ xây xong một căn nhà này mới có thể tiến hành xây căn nhà tiếp theo. Nó chỉ đúng khi bạn là đội xây lắp công trình nhỏ. Khi bạn là doanh nghiệp lớn, bạn phải xây hàng chục, hàng trăm công trình trên khắp đất nước với tiến độ nhanh nhất mà vẫn đảm bảo tuân theo các tiêu chuẩn kể trên.
Cái các doanh nghiệp xây dựng cần chính là một công cụ đào tạo có thể giúp họ truyền tải được lượng kiến thức phức tạp thay đổi hàng ngày trong thời gian ngắn nhất.
Lúc này, e-learning trở thành công cụ tuyệt vời, giải quyết sự bế tắc ấy. Tận dụng khoảng thời gian ít ỏi, đội ngũ kỹ sư cũng như thợ xây dựng có thể dễ dàng tiếp cận các bài giảng trực tuyến ngắn mà không phải tham gia đào tạo tập trung. Với những nội dung cần phải được làm mẫu, họ hoàn toàn có thể học qua video mô phỏng 3D hay các chương trình thực tế ảo. Và quan trọng hơn cả, khi có những thông tin thay đổi, chỉ cần cập nhật với 1 cú click chuột, tất cả các đội thợ trên cả nước đều có thể nắm được. Và đó chính là lí do vì sao, xây dựng lại là ngành được hưởng lợi từ e-learning nhiều đến thế.
Trên đây là top 4 ngành công nghiệp, dịch vụ có sự phát triển mạnh mẽ nhất nhờ ứng dụng e-learning. Điểm chung của những ngành này đều là nhu cầu triển khai đào tạo đồng thời trên một quy mô lớn trong khoảng thời gian tối ưu nhất có thể. Nó không chỉ đúng với 4 ngành kể trên mà nó còn đúng cho nhiều ngành khác như tài chính, kỹ thuật,… nơi có áp lực đào tạo lớn. Nếu doanh nghiệp của bạn cũng thuộc các ngành trên, sao không thử cân nhắc triển khai e-learning để thấy sự khác biệt?
Doanh nghiệp thường gặp phải vấn đề gì khi đào tạo nhân sự?
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, mục tiêu tối thượng của đào tạo chính là nâng cao kỹ năng, kiến thức của nhân sự cũng như đóng góp vào sự phát triển của công ty.
Có thể bạn đã cân nhắc các nguồn lực phù hợp, nhưng không phải lúc nào hiệu quả đào tạo cũng như mong đợi. Điều này thường do một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai đào tạo. Đó có thể xuất phát từ tâm lý của người học, cũng có thể vì thời gian triển khai eo hẹp, không đồng bộ, hay thậm chí, xuất phát từ ngân sách hạn chế của doanh nghiệp.
Trong bài viết này, VietED sẽ chỉ ra 6 vấn đề doanh nghiệp thường gặp khi triển khai đào tạo cũng như giải pháp để bạn và tổ chức của mình có thể giải quyết linh hoạt hơn nếu gặp phải. Thật tệ là về lâu dài, chúng có thể ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Nhưng tin vui là bạn vẫn có cách để giải quyết các vấn đề này.
1. Chương trình đào tạo chưa linh hoạt
Ngoài công việc ở công ty, nhân viên của bạn vẫn còn có cuộc sống riêng với gia đình và hàng loạt các nhu cầu cá nhân khác. Chính vì vậy, không phải lúc nào họ cũng sẵn sàng tham gia các buổi đào tạo, đặc biệt khi thời gian lại diễn ra sau giờ làm việc hoặc cuối tuần. Khi đó, việc tham gia học sẽ càng trở nên khiên cưỡng, căng thẳng.
Giải pháp
- Tránh đào tạo vào cuối tuần hoặc sau giờ làm việc.
- Hạn chế việc di chuyển xa đến địa điểm đào tạo
- Cân nhắc đưa các bài giảng số hoá vào đào tạo. Các video ngắn, hình ảnh hoặc thậm chí ảnh gif cũng sẽ giúp truyền tải nội dung đào tạo mềm mại hơn so với các văn bản dài.
- Truyền đạt nhiều khái niệm khó bằng hình ảnh, video, hình hoạ. Chúng giúp người học có thể dễ dàng tiếp nhận nội dung phức tạp mà không mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ.
- Ưu tiên các đánh giá ngắn và đơn giản. Điều này cho phép nhân viên nhanh chóng nhận được phản hồi về tiến độ học tập của họ.
- Tối ưu hoá việc học trên các thiết bị di động. Các tính năng phù hợp với di động giúp người học có thể truy cập học mọi lúc, mọi nơi kể cả trong giờ nghỉ trưa. Điều này làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
2. Lực lượng lao động phân tán
Không phải lúc nào nhân sự của doanh nghiệp cũng tập trung tại một địa điểm. Tuỳ vào mục tiêu phát triển, mỗi doanh nghiệp sẽ có quy mô phân bố nhân sự khác nhau. Đặc biệt với các doanh nghiệp lớn, có nhu cầu phát triển chi nhánh tại các tỉnh thành, châu lục, sự phân tán nhân sự là cực lớn.
Khi đó, việc đào tạo nhân sự có thể gặp nhiều vấn đề như không đồng nhất về thời gian, khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ…
Giải pháp
- Sử dụng các công cụ đào tạo trực tuyến để thống nhất lịch trình đào tạo: hội nghị truyền hình, hội thảo trên web, diễn đàn trực tuyến,… Đây đều là những công cụ phổ biến nhất để bạn có thể tập trung đào tạo mọi người tại cùng một thời điểm.
- Làm rõ mục tiêu đào tạo ngay từ đầu: Nên cung cấp chính xác những gì người học sẽ nhận được sau khoá đào tạo và những kiến thức này đáp ứng được như thế nào với công việc của họ. Có thể cho nhân viên ký vào bản cam kết đào tạo để đảm bảo họ tham gia học nghiêm túc.
3. Thói quen học tập khác biệt
Cho dù bạn đang đào tạo 20 hay 2.000 người học, điều cần thiết là phải xét đến sở thích và thói quen của đại đa số người học để tránh bất kỳ vấn đề đào tạo phát sinh sau này.
Dù công ty mới thành lập hay lâu năm, chắc chắn, nhân sự của công ty luôn có ít nhất 3 thế hệ. Tất cả đều có những kỹ năng hoàn toàn khác biệt với công nghệ. Bạn không thể mong đợi tất cả có thể cùng tiếp thu và ghi nhận một lượng kiến thức, kỹ thuật như nhau.
Giải pháp
- Tiến hành phân tích nhu cầu chuyên sâu, tập trung xác định sở thích học tập của người học.
- Chọn phần mềm đào tạo có giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng. Trải nghiệm người dùng mượt mà với cả những người kém về công nghệ.
- Mở tất cả các kênh hỗ trợ: email, số điện thoại, nhắn tin trực tiếp,… để giải đáp mọi thắc mắc của người học.
- Kết hợp đa dạng hình thức nội dung khác nhau: video, ghi chú, đồ hoạ để đáp ứng các sở thích học tập khác nhau.
4. Tham gia không tích cực
Sự tham gia của người học được thể hiện ở 3 cấp độ: nhận thức, cảm xúc và hành vi. Nếu 3 yếu tố này còn đang mâu thuẫn, khả năng cao là người học một cách thụ động, thiếu gắn kết với việc học và tất yếu, việc tiếp thu kiến thức cũng không hiệu quả như mong đợi.
Hành vi sẽ không thay đổi nếu nhận thức không thay đổi. Khi đó, việc học sẽ chỉ càng trở nên nặng nề, phát sinh tâm lý chống đối.
Giải pháp
- Kết hợp các hoạt động thực tế vào khoá học.
- Sử dụng các diễn dàn để thảo luận, tăng sự tương tác của người học với người học cũng như với người dạy.
- Xây dựng văn hoá học tập tích cực để người học tự thấy mình là một phần trong đó.
- Trao đổi trước về kết quả học tập để tăng mức độ tương tác trong hành vi. Nhiều người sẽ tích cực tham gia học tập hơn nếu họ hiểu được mục tiêu đằng sau chúng.
5. Chương trình đào tạo không thực tế
Nhiều chương trình đào tạo quá chung chung, không sát với nhu cầu thực tế của người học, càng học càng cảm thấy nặng nề, thiếu kiên nhẫn. Vì đơn giản, họ sẽ có cảm giác đang phải học những thứ không liên quan đến mình.
Giải pháp
- Phân loại người học vào các nhóm theo phòng ban, chuyên ban hoặc kỹ năng khác nhau. Các khoá đào tạo chung cho toàn công ty nên có nội dung cơ bản về doanh nghiệp, sản phẩm.
- Game hoá chương trình học bằng cách đặt các phần thưởng, huy hiệu và điểm để khuyến khích người học tham gia.
- Lên kịch bản và tình huống liên quan đến công việc hàng ngày để người học luôn thấy nội dung học đáp ứng nhu cầu thực tế.
- Khảo sát trước và sau khoá học để xem người học thực sự cần bổ sung những kiến thức, kỹ năng gì. Kết quả khảo sát trước khoá học sẽ cho bạn biết được nên triển khai các nội dung đào tạo nào để đáp ứng nhu cầu của người học. Khảo sát sau khoá học sẽ cho bạn biết được nội dung nào thực sự hấp dẫn, nội dung nào cần được tinh chỉnh hoặc loại bỏ.
6. Chi phí đào tạo phát sinh
Chi phí luôn là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu với bất cứ hạng mục nào. Ai cũng muốn hiệu quả là tối đa trong khi chi phí bỏ ra phải ở mức tối thiểu.
Nhưng hình thức đào tạo truyền thống theo kiểu tập trung không phải lúc nào cũng dễ dàng tổ chức tại văn phòng. Thay vào đó, có những buổi đào tạo sẽ phải chuyển ra ngoài, cần một địa điểm lớn hơn. Từ đó, các chi phí phát sinh cho đào tạo cũng tăng lên.
Giải pháp
- Chuyển đổi từ đào tạo truyền thống sang hình thức đào tạo trực tuyến. Bạn sẽ loại bỏ được các chi phí về địa điểm, di chuyển cũng như chi phí hậu cần khác.
- Sử dụng LMS phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. LMS tốt sẽ mang lại cho bạn hiệu quả đào tạo nhất định với mức chi phí hợp lý.
- Sử dụng hội thảo trên web thay vì hội thảo trực tiếp để hạn chế chi phí di chuyển cũng như thời gian của tất cả mọi người.
Trên đây là 6 vấn đề doanh nghiệp thường gặp phải trong đào tạo nhân sự. Nhưng nếu bàn về giải pháp, những vấn đề này may mắn đều có thể giải quyết dễ dàng bởi một hệ thống LMS phù hợp. Đối với VietED, một hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến tuyệt vời thường đi liền với 3 tiêu chí. Thứ nhất, hệ thống dễ dùng với tất cả mọi người. Người dạy và người học đều cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với một công cụ mới mẻ thay vì sự căng thẳng. Thứ hai, hệ thống có đủ chức năng một doanh nghiệp cần để triển khai đào tạo trơn tru. Và cuối cùng là một đội ngũ chăm sóc khách hàng tuyệt vời để có thể hỗ trợ bất cứ khi nào bạn cần. LotusLMS là hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến được xây dựng bám sát với 3 tiêu chí trên. Nếu bạn cũng đang gặp phải những vấn đề mà VietED đã “điểm mặt”, trải nghiệm MIỄN PHÍ ngay tại đây, để thấy sự khác biệt!