Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành, nhu cầu đào tạo, hội thảo, họp hành trực tuyến cần thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt trong khối doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đào tạo.
Tính đến thời điểm hiện tại, Zoom là phần mềm được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là nền tảng hội nghị trực tuyến đa điểm, cho phép người dùng triển khai các cuộc họp trực tuyến từ bất kỳ thiết bị nào như điện thoại thông minh, máy tính bảng,… Theo thống kê, tại Việt Nam, chỉ trong 3 tháng đầu năm, ứng dụng Zoom đã tăng 67% do các trường học, tổ chức và doanh nghiệp áp dụng nền tảng này cho làm việc, hội họp và đào tạo từ xa để đối phó với đại dịch Covid-19, tránh tập trung đông người tại một không gian.
Tuy nhiên, theo hãng nghiên cứu bảo mật Check Point Research, việc Zoom trở thành một trong những nền tảng phổ biến nhất được sử dụng để tổ chức các cuộc họp, lớp học ảo khiến nó trở thành mục tiêu hấp dẫn của tin tặc. Zoom đang bị chỉ trích vì hàng loạt vấn đề về quyền riêng tư, như gửi dữ liệu người dùng trái phép cho Facebook, quảng cáo sai về tính năng mã hóa đầu cuối và cho phép chủ phòng họp ảo theo dõi người tham dự.
Thông tin do các chuyên gia an ninh mạng quốc tế đưa ra và được tờ The Hackenews đăng tải, tin tặc có thể chiếm quyền kiểm soát webcam nếu người dùng đăng nhập Zoom trên máy tính Mac. Ngay cả khi đã gỡ cài đặt thì kẻ tấn công vẫn lén lút kích hoạt được. Lỗ hổng này có thể làm lộ dữ liệu của hơn 750.000 công ty trên thế giới đang sử dụng ứng dụng Zoom trong công việc hàng ngày, đặc biệt trong thời điểm này, số tài khoản làm việc từ xa có khi còn nhiều hơn.
Khi người quản lý hoặc giáo viên gửi một đường link lên nhóm Zoom, tin tặc có thể dễ dàng từ đó chiếm lấy thông tin tài khoản và mật khẩu. Các chuyên gia an ninh mạng nhận định đây là lỗ hổng nguy hiểm.
Ứng dụng Zoom Cloud Meetings trên iOS sẽ gửi thông tin về kiểu máy, múi giờ, địa danh, nhà mạng… tới Facebook mà người dùng không hề hay biết. Đồng nghĩa với việc từ các cơ quan, doanh nghiệp, đến các trường học và các gia đình học sinh đang sử dụng ứng dụng này để giao tiếp, học hành từ xa có thể đã bị lộ thông tin, mất kiểm soát.
Chính vì vậy, hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp đã có khuyến cáo hạn chế sử dụng Zoom vào các buổi họp, buổi đào tạo quan trọng, thay vào đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần nghiên cứu sử dụng các phần mềm khác, có tính ứng dụng và bảo mật cao hơn.
LotusLMS là hệ thống LMS quản lý đào tạo trực tuyến ra đời từ năm 2018, được trang bị nhiều tính năng phục vụ cho việc giảng dạy, đào tạo trong đó có tính năng Phòng học ảo. Đây cũng là tính năng cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo trực tuyến từ các địa điểm khác nhau và đặc biệt, sự bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu lại cao hơn gấp nhiều lần.
Tìm hiểu thêm về LotusLMS tại đây
#1. Các thông tin hoàn toàn được bảo mật do dùng server chính chủ, không sử dụng bên thứ 3
Các thông tin tài khoản người dùng bị rò rỉ do sự cố bảo mật giữa phần mềm học tập và một bên thứ 3. LotusLMS sử dụng server doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý, hoặc được server được chỉ định bởi khách hàng, do đó, khả năng bị rò rỉ tài khoản gần như bằng không.
#2. Hệ thống toàn quyền xử lý tên người dùng + mật khẩu, người học không được tự tạo tài khoản
Danh sách tài khoản người dùng được quản lý bởi quản trị viên có quyền cao nhất. Các thành viên không được tự đăng ký tạo mới tài khoản mà phải thông qua sự phê duyệt của quản trị viên. Điều này tránh tình trạng bất kỳ ai cũng có thể đăng ký tài khoản, tham gia vào lớp học ảo.
#3. Link phòng họp ảo không chia sẻ công khai trên mạng xã hội
Khác với Zoom, link phòng học ảo được chia sẻ công khai trên mạng xã hội, tạo điều kiện để hacker có thể đoán biết mật khẩu, tham gia vào phòng học; LotusLMS có hệ thống phân quyền và tài khoản người dùng. Nếu không thuộc danh sách tài khoản hệ thống quản lý, không ai có thể tham gia vào phòng học ảo. Tính năng chỉ một người dùng 1 tài khoản trong 1 thời điểm, hạn chế tình trạng 2 người cùng dùng chung 1 tài khoản.
#4. Quản lý chia sẻ màn hình
Để cung cấp cho host nhiều quyền kiểm soát hơn cũng như ngăn chặn người tham gia chia sẻ màn hình với các nội dung không mong muốn, LotusLMS cung cấp tính năng chỉ người dạy được chia sẻ màn hình nội dung trong phòng họp ảo.
Có thể nói, nhu cầu về đào tạo, họp hành trực tuyến của doanh nghiệp chưa bao giờ cấp thiết như hiện nay. Và đảm bảo được an ninh mạng, an toàn thông tin trong suốt quá trình trao đổi trực tuyến cũng là vấn đề đau đầu của các bộ phận nghiên cứu. Tính năng lớp học ảo của LotusLMS chính là giải pháp tức thời và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu bảo mật thông tin của doanh nghiệp.
Để tìm hiểu thêm về hệ thống và tham gia trải nghiệm miễn phí trong 30 ngày, mời bạn đăng ký tại đây. Theo dõi fanpage của VietED để cập nhật thêm thật nhiều tin tức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp.