Vì sao doanh nghiệp nên triển khai đào tạo E-learning?
Đào tạo nhân sự là một trong những nhiệm vụ then chốt của quá trình phát triển doanh nghiệp. Cùng với tiến bộ khoa học kĩ thuật, các phương pháp đào tạo nhân sự cũng có nhiều thay đổi. E-learning có thể xem như một bước nhảy vọt giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo. Nếu còn ngần ngại khi áp dụng đào tạo e-learning vào doanh nghiệp của mình, 5 lợi ích dưới đây có thể sẽ khiến bạn thay đổi cách nhìn về phương pháp này.
#1. Tối ưu hóa chi phí và nhân lực
Ứng dụng E-learning vào đào tạo, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí như: thuê chuyên gia, thuê địa điểm giảng dạy, ăn ở, di chuyển của giảng viên và học viên, in ấn tài liệu, học liệu…
Các bộ phận phụ trách đào tạo sẽ cắt giảm được nhiều công việc mang tính chất thủ công, chỉ cần tập trung vào những công việc mang lại giá trị cao như: chuẩn bị bài giảng, ngân hàng câu hỏi…
#2. Nâng cao hiệu quả làm việc và hiệu suất học tập
Với tính linh động cao của hình thức đào tạo trực tuyến, nhân viên sẽ không cần sắp xếp thời gian cố định cho việc học. Thay vào đó, việc học sẽ diễn ra mọi lúc, mọi nơi, với tâm thế hoàn toàn chủ động. Ngoài ra, E-learning cho phép thay thế các bài giảng khô khan bằng các video sinh động, hấp dẫn và các khóa học livestream tương tác trong cùng 1 thời điểm. Từ đó, người học dễ hiểu, dễ tiếp thu, hứng thú hơn với việc học tập và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn.
E-learning giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình học tập tương ứng với từng vị trí công việc và mức độ yêu cầu đào tạo khác nhau.
#3. Thống nhất nội dung và tiêu chuẩn đào tạo
Trong các buổi đào tạo trực tiếp, mỗi giảng viên có phong cách giảng dạy và phương pháp tiếp cận khác nhau. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu thống nhất trong nội dung đào tạo. Với E-learning, nội dung và tiêu chuẩn đào tạo được xây dựng và áp dụng đồng bộ trên toàn hệ thống, được cập nhật nhanh chóng, giúp các học viên có trải nghiệm học tập thống nhất như nhau.
#4. Đánh giá hiệu quả đào tạo nhanh chóng, chính xác
E-learning giúp doanh nghiệp quản lý cụ thể và chính xác lộ trình đào tạo của nhân viên như: năng lực hiện tại, các khóa đào tạo đã tham gia, kết quả của các khóa đào tạo đó…. Các dữ liệu này được lưu trữ theo hệ thống và rất dễ dàng tìm kiếm. Điều này giúp xây dựng lộ trình học tập hợp lý và có thể làm tiêu chí cho việc đề bạt chức vụ.
#5. Chương trình đào tạo mô phỏng
Một ưu điểm nữa của e-learning là các chương trình đào tạo mô phỏng. Đào tạo mô phỏng đã được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp giúp học viên làm quen với điều kiện làm việc thực tế. Hình thức này phù hợp với những công việc có nhiều nguy cơ, môi trường làm việc khắc nghiệt.
Trên đây là 5 ưu điểm nổi bật của e-learning khi triển khai trong doanh nghiệp. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu được vì sao e-learning lại được các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng rộng rãi.
Ngoài ra, để triển khai e-learning thành công, bên cạnh các bài giảng video, doanh nghiệp nên sở hữu thêm một phần phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến như LotusLMS. Với hệ thống này, doanh nghiệp dễ dàng triển khai theo kế hoạch và kiểm soát tốt hiệu quả đào tạo. Hiện nay, LotusLMS đã và đang được nhiều doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam tin tưởng sử dụng như Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,…
Đăng ký nhận tư vấn và trải nghiệm miễn phí phần mềm ngay tại đây
5 bộ công cụ miễn phí giúp bạn tạo bài giảng e-learning từ a đến z
E-learning hầu như không còn xa lạ với bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức giáo dục nào. Nhưng để xây dựng một bài giảng hay, ngoài nội dung đào tạo hấp dẫn, bạn còn cần một ekip sáng tạo để thực hiện và triển khai.
Trong trường hợp ekip đó chỉ có mình bạn? Đừng lo, bởi vì ngay trong bài viết này, VietED gợi ý 5 bộ công cụ MIỄN PHÍ giúp bạn có thể tự tạo ra những bài giảng E-learning cực hấp dẫn.
1. Các trang web và công cụ chỉnh sửa ảnh
– Canva: Đây là một trong những trang web chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp, hỗ trợ tới 1Gb lưu trữ miễn phí. Canva có tới 8.000 mẫu thiết kế khác nhau, từ logo, danh thiếp cho đến bưu thiếp, banner cho các trang mạng xã hội phổ biến cho bạn thoả sức sáng tạo.
– Pixlr: Sau Canva, Pixlr cũng là trang chỉnh sửa ảnh trực tuyến được khá nhiều người yêu thích. Bạn có thể chỉnh sửa ảnh bằng cách thay đổi kích thước, các layer, màu sắc ảnh,.. và lưu dưới nhiều định dạng khác nhau.
– Gliffy: Bạn thường gặp khó khăn vì không biết vẽ sơ đồ, lưu đồ, quy trình,… trên máy tính? Gliffy sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Với giao diện đơn giản, Gliffy cho phép bạn tạo miễn phí tối đa 5 biểu đồ, sơ đồ mỗi tháng, thể hiện được mọi nội dung bạn muốn truyền đạt.
– Easel.ly: Nếu bạn muốn tạo infographic, Easel.ly chính là công cụ mà bạn cần. Easel.ly cho phép bạn kết nối các hình ảnh với số liệu, lên kế hoạch hay trình bày ý tưởng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
– Google Charts: Đồ thị luôn là công cụ hữu hiệu để thể hiện dữ liệu một cách trực quan, nhanh chóng. Nếu bạn còn lúng túng với các con số và đồ thị, hãy để Google Charts giúp bạn thực hiện điều này. Google Charts cung cấp rất nhiều những dạng đồ thị khác nhau, tất cả đều được Google trau chuốt kĩ lưỡng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm đặt chúng vào nội dung đào tạo của mình.
2. Công cụ chỉnh sửa âm thanh miễn phí
– Audacity: Audacity cho phép chỉnh sửa các file đã được ghi âm trước, nhận âm thanh qua micro đính kèm. Thậm chí, Audacity còn nhận file âm thanh qua ứng dụng Podcast hay nghe nhạc. Dù giao diện không quá bắt mắt nhưng Audacity lại rất dễ sử dụng ngay cả với những ai mới tập chỉnh sửa âm thanh. Nhờ những ưu điểm này mà Audacity được rất nhiều người lựa chọn.
– WavePad: Đây là phần mềm chỉnh sửa âm thanh miễn phí có sẵn trên nền tảng Windows và Mac. WavePad cho phép bạn ghi, chỉnh sửa các file âm thanh như file ghi âm, file nhạc và giọng nói. Những chức năng chính của WavePad bao gồm: cắt, copy, paste, xóa, chèn, tự động ghi,… Phần mềm này cũng có thiết kế giao diện dễ sử dụng. Vì vậy, chỉ cần vài phút là bạn có thể mở, ghi và chỉnh sửa một file âm thanh bất kỳ.
– Free Video to MP3 Converter: Công cụ này cho phép bạn tách file âm thanh từ các định dạng video như *.avi, *.mpg, *.mp4, *.wmv, *.asf, *.mov, *.qt, *.3gp, *.3g2 and *.flv và lưu ở dạng MP3. Bạn có thể tách toàn bộ âm thanh của đoạn video hoặc một phần nào đó mà bạn thích.
3. Các công cụ làm video miễn phí
– Camtasia Studio: Đây là 1 trong những công cụ quay lại màn hình máy tính vô cùng nhanh chóng và hiệu quả từ bất cứ thiết bị nào. Với chất lượng hình ảnh cũng như âm thanh tốt Camtasia Studio hỗ trợ người sử dụng nhiều định dạng file khác nhau chính vì thế nó đang được rất nhiều người sử dụng. Với Camtasia Studio, bạn có thể chỉnh sửa video bằng cách cắt ghép video, thêm ảnh, thêm nhạc,… để tạo ra những video chuyên nghiệp. Video khi thực hiện xong có thể xuất ra dạng HD, Full HD,… và chia sẻ lên các trang mạng xã hội khác nhau.
– Proshow Gold: Với Proshow Gold, bạn có thể chọn nhiều hiệu ứng chuyển tiếp sinh động, nhạc nền chú thích cho video, xem trước phim, trích xuất phim với nhiều định dạng mong muốn. Ưu điểm của Proshow Gold có giao diện khá dễ nhìn, dễ sử dụng, tích hợp với rất nhiều hiệu ứng khá hay ho.
– VSDC: Dù chỉ hỗ trợ hệ điều hành Windows, xong VSDC vẫn là một chương trình chỉnh sửa video tốt, hỗ trợ đầy đủ các định dạng video. VSDC sử dụng tương đối đơn giản và có nhiều tính năng giúp bạn tạo nên một video đặc sắc như hiệu chỉnh màu sắc, hiệu ứng hình ảnh và âm thanh, chế độ hòa trộn và bộ lọc chuyên sâu…
4. Công cụ tạo biểu mẫu, đánh giá
– Survey Monkey: Nếu bạn muốn tạo khảo sát, trắc nghiệm, Survey Monkey chính là công cụ bạn cần. Survey Monkey hỗ trợ sẵn ngân hàng câu hỏi cũng như rất nhiều loại trắc nghiệm khác nhau giúp bạn tạo ra những bảng khảo sát chuyên nghiệp một cách dễ dàng.
– Google biểu mẫu: Nếu Survey Monkey còn khá mới mẻ với bạn, Google Biểu mẫu hẳn là công cụ quen thuộc hơn rất nhiều. Công cụ này cho phép bạn tạo các cuộc khảo sát thông qua biểu mẫu đơn giản. Kết quả khảo sát sẽ trả về một file bảng tính online có liên kết với tài khoản google của bạn, tra cứu kết quả vô cùng thuận tiện.
5. Công cụ tạo bài giảng e-learning miễn phí
– Udutu: Điểm mạnh của Udutu là bạn có thể tải lên các file định dạng SCORM của tác giả khác và chỉnh sửa chúng. Bên cạnh đó, Udutu cũng giúp bạn tạo các hoạt động khác nhau trong khoá học bao gồm các module đánh giá, tương tác và phân nhánh câu hỏi.
– GloMaker: Công cụ này giúp bạn tạo tài liệu học tập tương tác có cấu trúc. Nó chia quá trình làm thành 2 phần: lập kế hoạch và thiết kế. GloMaker có sẵn 2 template được xây dựng tuân theo các nguyên tắc đào tạo sư phạm và 1 template trống nếu bạn muốn tự xây dựng bài giảng. Ngoài ra, GloMaker cũng cung cấp khá nhiều chức năng để bạn tạo bài giảng E-learning hay như câu hỏi, hiển thị ảnh với chức năng thu phóng, trình phát video, âm thanh.
– Adobe Presenter: Công cụ này được các giáo viên sử dụng khá nhiều để tạo bài giảng e-learning tại Việt Nam. Adobe Presenter tích hợp với powerpoint, cho phép bạn ghi lại lời giảng, chèn các câu hỏi tương tác, và tạo khảo sát một cách chuyên nghiệp.
—> Xem thêm về cách tạo bài giảng bằng Adobe Presenter.
– Ispring Free: Đây cũng là một công cụ được tích hợp với PowerPoint, cho phép người dùng tạo khoá học dựa trên slide, câu hỏi, bài giảng video và các tài liệu học tập tương tác khác.
Trên đây là 5 bộ công cụ MIỄN PHÍ giúp bạn dễ dàng tạo bài giảng E-learning ấn tượng. Bên cạnh đó, với những bài giảng bạn mong muốn được hỗ trợ thiết kế mượt mà và uyển chuyển hơn, đừng ngại việc tìm đến các đơn vị số hoá nội dung như VietED. Với gần 10 năm kinh nghiệm, dịch vụ số hoá nội dung LotusDigital được nhiều doanh nghiệp như Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,…tin dùng.
Đăng ký ngay tại đây để có cơ hội trải nghiệm Dịch vụ số hoá thiết kế riêng cho doanh nghiệp của bạn.
Các định dạng tài liệu E-learning phổ biến
E-learning từ lâu đã không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp, những tính năng tuyệt vời của các hệ thống hỗ trợ E-learning giúp doanh nghiệp tối ưu hoá thời gian và chi phí cho đào tạo nhân sự.
Một trong những tính năng tuyệt vời nhất của E-learning là số hoá nội dung đào tạo của doanh nghiệp. Nhưng liệu doanh nghiệp của bạn đã nắm được toàn bộ những định dạng E-learning phổ biến chưa? Hãy cùng VietED tìm hiểu nhé!
1- Định dạng Video: MP4, AVI, FLV, WMV, MOV,…
2- Định dạng Audio: MP3, WMA, WAV, FLAC, AAC,..
3- Định dạng Bài viết: Text, hình ảnh, video
4- Định dạng E-learning: SCORM – Đóng gói toàn bộ các định dạng trên vào 1 file chuyên nghiệp
LotusLMS hiện nay là giải pháp toàn diện nhất, hỗ trợ hầu hết các định dạng E-learning phổ biến trên thế giới. Chỉ cần sử dụng 1 giải pháp, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm mảng đào tạo của công ty sẽ được hỗ trợ tối ưu.
[…]
Hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử E-learning trên phần mềm PowerPoint tích hợp với Adobe Presenter 7.0
VietED giới thiệu tới các bạn cách thiết kế bài giảng điện tử E-learning trên phần mềm PowerPoint tích hợp với Adobe Presenter 7.0
#1. Chuẩn bị
– Máy tính có gắn các thiết bị Web Cam hoặc Camera và Microphone
– Phần mềm Adobe Presenter 7.0
#2. Cách cài đặt phần mềm Adobe Presenter 7.0
– Chọn File Presenter.msi kích đúp chuột / Next / Nhấp chuột vào ô trống Serial Number / Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V để Paste mã Serial đã coppy ở Keygan / Next / Next / Install / Finish để hoàn tất.
– Như vậy là đã cài xong, lúc này phần mềm Presenter đã tích hợp vào phần mềm PowerPoint và hiển thị như một thẻ chức năng trên thanh điều khiển với tên Adobe Presenter.
#3. Cách soạn bài giảng E-learning với phần mềm PowerPoint và Adobe Presenter 7.0
#3.1. Chức năng thanh công cụ của phần mềm Adobe Presenter 7.0 tích hợp trên Powerpoint
#3.2. Cách soạn bài giảng E-learning trên phần mềm Powerpoint tích hợp Abode presenter 7.0
Bước 1: Tạo một New folder (thư mục mới) để lưu bài giảng và các video, audio, flash, tranh ảnh, nhạc nền… liên quan đến bài giảng.
Bước 2: Mở phần mềm PowerPoint / Vào thẻ File chọn Save hoặc Save As / chọn đường dẫn tìm đến vị tri Floder cần lưu. Trong ô File name đặt tên File bài giảng. Ví Dụ Tiet 12 Toan / Save
a. Việt hóa các câu mệnh lệnh, cảm thán, yêu cầu..:
Trong PowerPoint, chọn thẻ Adobe Presenter/Quiz Manager/Default Labels/. Trong các ô:
b. Soạn câu hỏi tương tác
* Bước 1: Việt hóa mảng câu hỏi, làm như sau:
– Vào Adobe Presenter/ Quiz Manager/Quizzes rồi chọn Edit.
– Bấm vào Question Review Messages..
* Bước 2: Soạn câu hỏi
Bấm Adobe Presenter/Quiz Manager/Add Question/ chọn 1 trong 6 dạng bài tập (Multiple choice – câu trả lời có nhiều sự lựa chọn , True/False – Đúng hoặc sai, Fill – in-the-blank – Điền vào chỗ trống, Short answer – Câu trả lời ngắn, Mat ching- Ghép cặp giống nhau, Rating Scale (Likert)- Đánh giá mức độ nhận thức/cho ý kiến)
Ví dụ 1:
Bấm Adobe Presenter/Quiz Manager/Add Question/ nháy đúp chuột trái vào Multiple choice (câu hỏi có nhiều sự lựa chọn)/ chọn thẻ Question
+ Trong ô Question : Xóa dòng type the question here và gõ câu hỏi tại đây
+ Score : Chọn thang điểm nên chọn thang điểm thấp nếu và chia các câu ra nhiều slide
+ Trong thẻ Answers:
– Numberring chọn kiểu đề mục đáp án A,B,C hoặc a, b, c hay 1, 2, 3
– Bấm Add trong đáp án A xóa dòng type the answer here và gõ đáp án đúng hoặc sai vào đây. Add tiếp để tạo tiếp đáp án B, trong đáp án B xóa dòng type the answer here và gõ đáp án đúng hoặc sai vào đây/…………/
– Type chọn dạng phương án (Multiple Responses có nhiều câu đúng – Single Response chỉ có 1 câu đúng).
Ví dụ 2:
Bấm Adobe Presenter/Quiz Manager/Add Question/ nháy đúp chuột trái vào Fill – in-the-blank – Điền vào chỗ trống/chọn thẻ Question
+Trong ô Description: sửa dòng Complete the sentence below by filling in the blanks. Thành (Hoàn thành câu sau bằng cách gõ vào chỗ trống)
+Score: chọn thang điểm
+Phrase: Sửa dòng type the phrase here thành (gõ vào nội dung đoạn văn lửng)/ Add / Nhấp vào dòng kẻ thứ nhất gõ câu còn thiếu/ok/ tiếp tục gõ thêm đoạn văn lửng sau <1> rồi Add / Nhấp vào dòng kẻ thứ nhất gõ câu còn thiếu/ok > Tiếp tục làm tương tự cho đế khi hết.
c. Ghi âm lời thuyết minh chạy ẩn cho nội dung slide:
Phần này rất quan trọng trong bài giảng E – learning
Hiệu ứng đến đâu ta đọc đến đó sao cho khớp với nhau.
Trong PowerPoint Chọn thẻ Adobe Presenter/ Record audio/Skip/chọn nut Recort màu đỏ để bắt đầu ghi/ Ấn Next Amination để chạy hiệu ứng và đồng thời mình đọc để máy ghi.
Chú ý: Hết mỗi hiệu ứng thì tiếp tục ấn nút Next Amination và đọc tiếp sang hiệu ứng tiếp theo.
Sau khi hoàn thành xong thì ấn nút vuông Stop và Ok để hoàn thành
d. Sync audio (Sync viết tắt của từSynchronizeđồng bộ hóa) đồng bộ hóa âm thanh
Sau khi ta đã ghi âm thanh rồi thì ta đồng bộ hóa giữa âm thanh và hiệu ứng cho khớp với nhau. Nghe và bấm hiệu ứng cho khớp
Trong PowerPoint Chọn thẻ Adobe Presenter/ Sync audio/Skip/chọn nut Recort
mục này không cần lựa chọn
e. Sửa chữa âm thanh:
Trong PowerPoint Chọn thẻ Adobe Presenter/ Edit audio/
+Xóa: Nhấp giữ chuột trái kéo rê ngang bôi đen đoạn cần cắt bỏ (có thể đoạn đầu, giữa, cuối).
+Thay thế file âm thanh: File/ Import/Browse…/ chọn File audio/ Open/OK/OK
+ Ghi thêm lời dẫn ở đầu hoặc kết thúc: Nhấp giữ chuột trái kéo rê ngang bôi đen đoạn cần thu âm (có thể đoạn đầu, cuối) / nhả chuột/ nhấn nútt recort màu đỏ để thu /nút vuông stop sau khi hoàn thành/xong bấm OK
f. Quay video giáo viên giảng bằng Web cam
Trong PowerPoint Chọn thẻ Adobe Presenter/ Capture video/ chọn size nên chọn 320×240 cho dung lượng nhẹ/ ấn nut Recort màu đỏ để quay/ nút vuông để Stop/OK để hoàn tất/ Nhấp chuột vào giữa slide để điều chỉnh kích thước video cho phù hợp với không gian slide.
g. Chèn Video có sẵn:
Trong PowerPoint Chọn thẻ Adobe Presenter/ Import video/ Chọn nơi để file video cần chèn/ Open / Nhấp chuột vào giữa slide để điều chỉnh kích thước video cho phù hợp với không gian slide.
Chú ý: Trước khi chèn file video bạn nên đưa file video về đuôi .flv
h. Sửa chữa Video đã chèn hoặc quay:
– Trong PowerPoint Chọn thẻ Adobe Presenter/ Edit video/ nhấp chuột vào hai hình tam giác ở đầu hoặc cuối đường trượt kéo rê để xóa bỏ đoạn đầu hay cuối còn muốn cắt ở giữa nên chọn phần mềm khác để cắt.
– Ngoài ra còn các chức năng, Effects hiệu ứng phim (Fade in làm rõ lên, Fade out làm mờ dần, Fade in & Fade out làm rõ và mờ đi) Speek tốc độ phim (Slow chạy chậm, Medium chạy bình thường, Fast chạy nhanh) Start After xuất hiện sau khi (Delay chờ- Animations thấy luôn)
i. Chèn Flash:
Cách làm tương tự như chèn video (Chỉ khác là các file có đuôi tên dạng là SWF thường được tạo ra từ Violet hoặc Macomedia
k. Nhập 1 câu hỏi đã được thiết kế bằng Presenter trên PowerPoint có sẵn
Trong PowerPoint Chọn thẻ Adobe Presenter/ Add new Quiz/ tìm nơi chứa file PowerPoint / chọn file PowerPoint/Open
l. Thiết lập thông tin giáo viên cho bài soạn
– Trong PowerPoint chọn thẻ Andobe Presenter / Preferencs / Chọn thẻ Preferencs / Add / +Trong ô Name gõ họ tên mình/
+Trong ô Job title: Gõ nghề nghiệp
+ Trong ô Photo: Bấm vào Browse tìm đến nơi để hình ảnh bản thân mình ở trên các ổ dữ liệu có thể là ổ C hoặc D
+ Trong ô Logo : Bấm vào Browse tìm đến nơi để hình ảnh logo của trường mình
+ Trong ô Email: Gõ địa chỉ Email của mình nếu có
+ Trong ô Biography : Gõ tóm tắt tiểu sử của mình
– Xong bấm OK hoàn tất
m. Thiết lập hiện thông tin của một giáo viên hoặc nhiều giáo viên trên tất cả các Slide hoặc từng Slide đơn lẻ
– Chọn thẻ Adobe Presenter/Slide Manager/Slect All / OK để hiện thông tin của 1 giáo viên trên tất cả các Slide
n. Thiết lập trang trình chiếu, chế độ chạy cho Slide
– Thiết lâp trang trình chiếu : Trong PowerPoint Chọn thẻ Adobe Presenter/ Presentation Settings/ Appearance
– Title : Gõ tiêu đề bài
– Summary: Gõ tóm tắt nội dung bài
– Theme: Cài đặt giao diện màu sắc..
– Thiết lâp Chế độ chạy cho Slide : Trong PowerPoint Chọn thẻ Adobe Presenter/ Presentation Settings/ Playbank
Các bạn hãy tự lựa chọn các mục:
+ Auto play on start: Tự động chạy khi trình chiếu
+ Loop presentation : Quay vòng và lặp lại
+ Indude slide numbers in outline: Đánh số mục lục khi trình chiếu (Mục này nên chọn).
+ Duration of slide without audo of video (in seconds) Thời gian chạy cho mỗi slide.
– Thiết lâp nơi xuất giáo án ra tại Máy tính, ra trang Web, ra đĩa CD…:Trong PowerPoint Chọn thẻ Adobe Presenter/ Presentation Settings/ Quality
o. Xuất bài giảng thành Bài giảng E – Learning
Trong PowerPoint Chọn thẻ Adobe Presenter/ Publish/ Có 3 lựa chọn
- Xuất đóng gói lưu lại trên máy để chờ up lên Web sau, chọn Mycomputer/ tìm đường dẫn đến Floder lúc đầu đã tạo để chứa / Publish để xuất.
- Xuất trực tiếp lên Web: Chọn Adobe Connect Pro trang hỗ trợ giáo án e-learning/ Edit Servers/ trong ô Name: nhập tên đăng nhập mà mình đã đăng ký/ trong ô URL nhập địa chỉ trang web trên hệ thống Adobe Connect. Chờ Máy up lên/ Vào trang web hoàn tất các thủ tục còn lại mà trang web đó yêu cầu.
- Xuất ra thành 1 file PDF
E-learning và M-learning khác nhau như thế nào?
Ngày nay, sự cần thiết của giáo dục đã không thể phủ nhận. Các hình thức học tập ngày càng phong phú hơn nhằm phục vụ tối đa nhu cầu học không giới hạn của con người. Theo thời gian, xu hướng học theo bài giảng điện tử E-learning ra đời, cho phép người học có thể tự học qua máy tính, laptop mà không cần phải lên lớp nghe giảng như phương pháp dạy truyền thống. Và đến nay, việc học dường như đã không còn là trở ngại quá lớn, khi làn sóng M-learning xuất hiện, hay còn gọi là học trên thiết bị di động, cho phép người học có thể học mọi lúc mọi nơi từ các thiết bị di động cầm tay thông minh như điện thoại, máy tính bảng.
1. Vậy E-learning và M-learning khác nhau như thế nào?
“E” trong E-learning là viết tắt của “Electronic” – điện tử. E-learning được hiểu là tất cả các hình thức học tập được phân phối qua các thiết bị điện tử như laptop, máy tính có kết nối internet/intranet/ extranet.
Trong khi đó, M-learning hay viết đầy đủ là Mobile learning để chỉ hình thức học thông qua các thiết bị di động cầm tay.
Cùng với sự phát triển vượt trội của thiết bị công nghệ số, hai loại hình học tập này đều sử dụng thiết bị thông minh để kết nối học viên và nguồn kiến thức. Có thể dễ dàng nhận thấy, M-learning là một phần trong E-learning, bởi cả hai đều dựa trên công nghệ số để truyền tải kiến thức đến người học.
2. Mục đích sử dụng của E-learning và M-learning
E-learning chiếm ưu thế khi bạn muốn đào tạo những kĩ năng cụ thể hay những kiến thức chuyên sâu cho người học. Còn với M-learning, phương thức này phù hợp để hỗ trợ quá trình học tập khi bạn muốn ưu tiên về tốc độ truy cập và khả năng phân phối kiến thức nhanh.
Ví dụ: Nếu bạn cần nhân viên học về cách vận hành máy móc hoặc hiểu về các chính sách nhân sự của công ty, hãy chọn hình thức đào tạo là E-learning.
Nếu bạn muốn nhân viên học theo 1 danh sách kỹ năng khi đang ở cửa hàng, hãy thiết kế 1 danh sách bài giảng M-learning, nhân viên của bạn có thể học bất cứ khi nào họ cần.
Mẹo nhỏ: Không phải chương trình học nào cũng cần truy cập trên thiết bị di động. Nếu bạn đang sở hữu một hệ thống bài giảng E-learning hiệu quả, hãy tận dụng nguồn tài liệu này cho M-learning, người học có thể học ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi đang di chuyển.
3. Thiết bị học cho E-learning và M-learning
Để học các bài giảng E-learning, người học thường sử dụng máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay. Nhưng để học các bài giảng M-learning, người học sử dụng các thiết bị di động thông minh như điện thoại, máy tính bảng. Từ đó, các bài giảng M-learning buộc phải thiết kế sao cho dung lượng bài giảng tối thiểu để có thể tải xuống bài giảng 1 cách nhanh nhất hoặc chạy mượt mà trên tất cả hệ điều hành mà không gặp vấn đề gì.
4. Về thiết kế bài học
Khi học các bài giảng E-learning, người học sẽ học qua 1 màn hình lớn như màn hình máy tính. Việc của bạn là thiết kế làm sao để có thể giữ chân được người học lâu nhất có thể. Bạn có thể thoả sức sáng tạo, thiết kế một khoá học E-learning với bố cục hấp dẫn, tiêu chí kịch tính và yên tâm người học có thể ngồi học từ đầu đến cuối.
Nhưng với M-learning, do tính linh động của hình thức này, người học học qua màn hình nhỏ hơn, trong bất kỳ lúc nào mà họ có thời gian rảnh như chờ xe bus, chờ bạn ở quán cà phê hay thậm chí, đi khám, chờ bác sĩ… Người học M-learning dễ bị xao nhãng bởi các yếu tố ngoại cảnh nhiều hơn cả. Do vậy, mỗi đơn vị kiến thức của M-learning nên đơn giản, nội dung trọn vẹn trong một màn hình.
5. Về thời lượng bài học
Với hệ thống E-learning, hãy kiểm soát thời lượng trong khoảng 20 đến 30 phút cho mỗi mô đun. Mặt khác, các mô đun của hệ thống M-learning nên được giới hạn từ 3 đến 15 phút, nếu bạn sử dụng video bài giảng thì mỗi video không nên dài quá 3 phút.
Có thể thấy, E-learning và M-learning không phải là hai hình thức học tương phản với nhau. Cả 2 đều có thể được xây dựng trong một chương trình học tập, bổ sung và hỗ trợ cho nhau nhằm mục đích đưa đến người học trải nghiệm tốt nhất.
Tham khảo hệ thống LotusMLS – nền tảng đào tạo E-learning bảo mật nhất tại Việt Nam hiện nay
Nguồn tham khảo: https://www.shiftelearning.com/
4 giai đoạn quan trọng đánh dấu bước tiến vượt bậc của E-learning
1. E-learning là gì?
E-learning là một loại hình đào tạo chính quy hay không chính quy hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng đồng học tập một cách thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thống.
2. Lịch sử phát triển của E-learning
Quá trình phát triển của E-learning được chia thành 4 thời kỳ:
- Trước năm 1983:
Thời kỳ này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục “Lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh giảng viên và các học viên khác. Đặc điểm của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ.
- Giai đoạn 1984-1993:
Bài học được phân phối đến người học qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm. Vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và tự học, nhưng bị hạn chế sự hướng dẫn của giảng viên.
- Giai đoạn 1994-1999:
Khi công nghệ web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Các chương trình: Email, Web, Trình duyệt, Media Player, kỹ thuật truyền Audio/video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ hỗ trợ Web như HTML và JAVA bắt đầu trở lên phổ dụng đã làm thay đổi bộ mặt của đào tạo bằng đa phương tiện.
- Giai đoạn 2000-2005:
Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế Web hàng đầu đã trở thành cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo.
Thông qua web, bất cứ người nào có 1 lượng kiến thức nhất định cũng có thể trở thành người dạy – hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới người học, nâng cao hơn chất lượng đào tạo.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các ứng dụng trên nền tảng di động ra đời giúp việc đào tạo trực tuyến trở nên phổ biến, phong phú hơn bao giờ hết, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi chỉ cần 1 thiết bị kết nối mạng. Từ đó, tạo ra giải pháp đào tạo hết sức linh động không chỉ trong các cơ sở giáo dục mà ứng dụng hữu ích trong doanh nghiệp ngày nay.