Hệ thống LMS mang lại lợi ích gì cho những người tham gia đào tạo?
LMS là hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến dành cho doanh nghiệp. Không chỉ giúp lãnh đạo doanh nghiệp tối ưu chi phí, tối đa hiệu quả, LMS còn giúp đội ngũ nhân sự chủ động tham gia học tập, nâng cao kỹ năng chuyên môn. Nếu bạn đang đắn đo có nên áp dụng hệ thống LMS vào đào tạo nhân sự của mình, hãy cùng chúng tôi điểm lại những lợi ích mà hệ thống này có thể mang lại!
1. Với nhân viên – đội ngũ tham gia học
Sử dụng một hệ thống LMS không chỉ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp mà còn với cả đội ngũ nhân viên được đào tạo. Tiết kiệm được thời gian, chủ động sắp xếp lịch học,… là những ưu điểm hàng đầu của LMS với người học.
a. Học ở mọi địa điểm
Nhờ công nghệ điện toán đám mây, người học có thể dễ dàng truy cập LMS để học tập hay tìm hiểu tài liệu từ bất cứ đâu, trên bất cứ thiết bị nào. Ngày càng nhiều hệ thống LMS có thêm ứng dụng điện thoại cho phép người học tương tác với nội dung trực tuyến từ chính thiết bị di động của mình.
· 46% người học trực tuyến qua điện thoại trước khi đi ngủ.
· Có đến 45% người dùng điện thoại hoàn thành các khoá học nhanh hơn so với các nền tảng khác.
b. Học tập chủ động
Theo nghiên cứu của Elucian, có đến 94% người học trực tuyến nói rằng họ muốn học theo tốc độ riêng của mình. Có thể truy cập vào LMS một cách chủ động khiến họ thích thú hơn với việc trau dồi kiến thức. Chỉ cần cung cấp một đường link cùng tài khoản cho trước, nhân viên của bạn có thể dễ dàng chọn chương trình, tốc độ phù hợp với bản thân, có thể xem lại bài giảng nhiều lần hoặc chọn khung thời gian rảnh rỗi.
c. Lựa chọn học tập đa dạng
Theo thống kê của Academe, Hoa Kỳ, có đến 85% người học cho rằng đào tạo trực tuyến thú vị hơn nhiều so với hình thức truyền thống. Thật vậy, khi học trên LMS, thay vì các bài giảng khô khan, nhân viên của bạn được tiếp cận các video sinh động hay tham gia vào các lớp học trực tuyến tương tác trong cùng 1 thời điểm. Từ đó, người học dễ hiểu, dễ tiếp thu, hứng thú hơn với việc học tập và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn.
d. Tăng năng suất lao động
Tham gia đào tạo giúp nhân viên của bạn có thể lấp những lỗ hổng kiến thức, chuyên môn; nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ từ đó nâng cao năng suất lao động. Kết quả của khoá đào tạo chính là sự cải thiện về hiệu quả làm việc của họ. Nếu chưa đạt được mục tiêu này, họ cần phải biết học lại kiến thức nào và học bao lâu nữa để có thể tốt nghiệp. Học trên hệ thống LMS sẽ giúp nhân viên của bạn hiểu rõ họ cần học từ những đơn vị kiến thức nào.
2. Với doanh nghiệp – đội ngũ quản lý, cán bộ giảng dạy
a. Giảm chi phí cơ hội của đội ngũ đào tạo
Nếu doanh nghiệp có nguồn ngân sách lớn, bạn có thể trích khoản ngân sách này để thuê các cá nhân, tổ chức có chuyên môn về đào tạo. Nhưng nếu tiêu chí đặt ra là sử dụng nguồn giảng viên nội bộ, việc đào tạo lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ khiến doanh nghiệp phải đánh đổi nhiều giá trị không lường được trước. Một quản lý có thể vẽ ra được kế hoạch hoạt động chi tiết bằng thời gian tiêu tốn cho việc đào tạo nhân sự. Một vị giám đốc có thể lỡ việc ký kết một hợp đồng trị giá lớn trong khoảng thời gian người này đi đào tạo. Vì vậy, sử dụng một hệ thống LMS cùng các bài giảng e-learning, việc đào tạo sẽ diễn ra nhịp nhàng, không cần thiết phải có giảng viên trực tiếp đứng lớp, tối ưu chi phí cơ hội mà đội ngũ này có thể bỏ lỡ.
b. Giảm chi phí vận hành đào tạo
Không chỉ riêng doanh nghiệp của bạn là đơn vị duy nhất phải chi trả cho việc đào tạo đội ngũ. Năm 2012, một thống kê tại Mỹ chỉ ra rằng đã có hơn 162 tỷ đô la được chi cho lĩnh vực đào tạo trong doanh nghiệp – đây được coi là con số khá lớn vào thời điểm đó. Các chuyên gia cho rằng phần lớn khoản chi này đã bị lãng phí do quản lý vận hành không hiệu quả. Sử dụng một hệ thống LMS vào quản lý đào tạo, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí như: thuê chuyên gia, thuê địa điểm giảng dạy, ăn ở, di chuyển của giảng viên và học viên, in ấn tài liệu, học liệu…
Các bộ phận phụ trách đào tạo sẽ cắt giảm được nhiều công việc mang tính chất thủ công, chỉ cần tập trung vào những công việc mang lại giá trị cao như: chuẩn bị bài giảng, ngân hàng câu hỏi…
c. Dễ dàng điều chỉnh, cập nhật nội dung đào tạo
Khi nội dung đào tạo cần được cập nhật theo năm hoặc quý, thay vì phải viết lại từ đầu, giảng viên chỉ cần cập nhật lại những nội dung cần bổ sung. Thời gian cập nhật tới nhân viên cũng được rút ngắn. Chỉ một click chuột đăng tải lên hệ thống LMS, nhân viên của bạn sẽ nhận được ngay thông báo vào học nội dung mới điều chỉnh.
d. Tối ưu hiệu quả đào tạo
Ưu điểm của hệ thống LMS là khả năng theo dõi mọi hoạt động học tập và giảng dạy của cả người học và người dạy. Các hành vi người dùng đều được ghi lại đầy đủ từ quá trình học đến sự tiến bộ trong các môn học.
Kết thúc một tuần, 1 tháng hay 1 quý, lãnh đạo doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm được tiến độ cải thiện kỹ năng, học tập của từng nhân viên hay các bộ phận phòng ban thông qua các báo cáo đào tạo từ LMS. Từ đó, bạn có thể biết được chiến lược đào tạo có đang đi đúng hướng hay các kiến thức truyền tải có được nhân sự đón nhận hay không.
Nhìn chung, việc sử dụng LMS vào quản lý đào tạo trong doanh nghiệp là tất yếu của thời đại bởi những lợi ích thiết thực mà hệ thống này mang lại. Việc của bạn lúc này là đưa ra quyết định sáng suốt để lựa chọn một hệ thống phù hợp với nhu cầu hiện tại của tổ chức mình. LotusLMS là phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến đã và đang được nhiều doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam tin tưởng sử dụng như Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,… LotusLMS có khả năng tối ưu tính năng đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu của doanh nghiệp Việt hiện nay.
Đăng ký nhận tư vấn và trải nghiệm miễn phí phần mềm ngay tại đây.
‘Công thức thành công’ về quản trị nhân sự bất kỳ công ty nào cũng muốn học hỏi
Để điều hành đội ngũ tài năng, tại các doanh nghiệp lớn luôn có những chiến lược dùng người hoàn hảo. Vậy, có hay không một “công thức thành công” chung về quản trị nguồn nhân lực cho tất cả doanh nghiệp trên thế giới? Hãy cùng VietED tìm hiểu về “công thức thành công” mà các ông lớn trên thế giới đã và đang áp dụng.
1. Coi nhân viên là trung tâm
Trái ngược với cách quản lý nhân sự truyền thống là tập trung vào lãnh đạo, tại Google, nhân viên trở thành trung tâm của doanh nghiệp. Sự thay đổi cục diện này giúp nhân viên tự tin hơn vào năng lực của mình.
Ở cấp cao hơn như cấp độ đội nhóm, Google cũng thường xuyên phỏng vấn nhân viên quản lý và dựa trên các thông tin này để đánh giá năng lực của họ. Nhà quản lý tốt nhất sẽ trở thành hình mẫu cho các nhà quản lý khác, đồng thời sẽ là người dạy kỹ năng quản lý cho năm tiếp theo. Nhóm người nhận nhiều phàn nàn nhất sẽ phải tham gia các khóa huấn luyện tăng cường nhân lực.
Trong khi đó, chiến lược quản trị nhân sự tại Apple, tập đoàn hàng đầu về phát triển công nghệ ứng dụng, sản phẩm thông minh, cũng để ý khá nhiều tới cuộc sống cá nhân của nhân viên. Mục tiêu của Apple luôn chú trọng cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên. Họ làm việc chăm chỉ và tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của mình. Từ chính sách chăm sóc sức khỏe tuyệt vời cho đến tăng thời gian nghỉ lễ hàng năm, Apple tạo ra môi trường làm việc mà nhiều nhân viên mong ước.
2. Tự do trong khuôn khổ
Tại Google, nhân viên luôn được tự do đưa ra ý tưởng. Google café là nơi nhân viên được khuyến khích gặp gỡ, trao đổi, chuyện trò và chia sẻ quan điểm của mình về công việc cũng như cuộc sống. Lý giải cho chiến lược quản lý nhân sự này, ông Laszlo Bock, cựu Phó chủ tịch mảng vận hành nhân sự của Google chia sẻ: “Khi thực hiện chiến lược quản trị như thế, nhân viên sẽ biết bản thân được tự do trong một chừng mực nhất định và có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn trong khuôn khổ đó. Nếu một người quản lý kìm kẹp, can thiệp sâu và nhúng tay vào quá nhiều việc, cấp dưới sẽ chẳng biết đường nào mà lần. Khi ấy, phần lớn trường hợp nhân viên sẽ không biết điều gì nên hay không nên làm, dần dà dẫn tới sự bức bách và bó hẹp trong môi trường làm việc.”
Cũng giống Google, Apple luôn khuyến khích nhân viên tự do phát triển với thông điệp “think outside the box”. Nhân viên của Apple luôn có “một vùng trời” sáng tạo riêng cho mình, để có thể tự xây dựng và cải tiến sản phẩm mỗi ngày.
Với Samsung, sự tự do mà lãnh đạo tập đoàn dành tặng nhân viên là kết thúc giờ làm việc vào 4h chiều mỗi ngày. Với thời gian còn lại, họ có thể dành cho gia đình, tham gia các hoạt động xã hội hoặc các khoá đào tạo nội bộ của tập đoàn.
3. Đảm bảo hiệu quả bằng cách đặt ra thời gian hoàn thành từng công việc
Chắc hẳn đây là điều mà không ít doanh nghiệp trên khắp thế giới cũng đang triển khai làm. Apple quản trị nhân sự bằng cách giao nhiệm vụ cùng với thời gian cụ thể để hoàn thành. Apple quan niệm nhân viên cần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đi đúng hướng và mục tiêu của công ty. Việc trì trệ thời gian làm việc vì bất cứ lý do nào cũng là điều không thể chấp nhận được. Nhà quản lý nhân sự bằng mọi cách phải đảm bảo nhân viên hoàn thành công việc đúng hạn.
4. Phát triển nhân tài ở tầm quốc tế
Một trong những cách quản lý nhân sự ít tập đoàn nào trên thế giới áp dụng được như ở Samsung đó là “phát triển nhân tài ở tầm quốc tế”. Tất cả các nhân viên đã làm việc lâu năm tại tập đoàn hoặc có thời gian làm việc ít nhất 3 năm sẽ có cơ hội được làm việc và học hỏi ở các chi nhánh Samsung khác trên thế giới. Tại đây, họ được làm giàu thêm vốn kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như thử thách bản thân tại các môi trường làm việc mới. Cách phát triển nhân tài ở tầm quốc tế giúp họ nhanh chóng thích nghi với mọi hoàn cảnh và môi trường làm việc, có kiến thức sâu rộng và nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của mỗi quốc gia.
Xem thêm cách mà các sếp giỏi thường làm để đào tạo nhân viên mới
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Vì sao doanh nghiệp nên triển khai đào tạo E-learning?
Đào tạo nhân sự là một trong những nhiệm vụ then chốt của quá trình phát triển doanh nghiệp. Cùng với tiến bộ khoa học kĩ thuật, các phương pháp đào tạo nhân sự cũng có nhiều thay đổi. E-learning có thể xem như một bước nhảy vọt giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo. Nếu còn ngần ngại khi áp dụng đào tạo e-learning vào doanh nghiệp của mình, 5 lợi ích dưới đây có thể sẽ khiến bạn thay đổi cách nhìn về phương pháp này.
#1. Tối ưu hóa chi phí và nhân lực
Ứng dụng E-learning vào đào tạo, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí như: thuê chuyên gia, thuê địa điểm giảng dạy, ăn ở, di chuyển của giảng viên và học viên, in ấn tài liệu, học liệu…
Các bộ phận phụ trách đào tạo sẽ cắt giảm được nhiều công việc mang tính chất thủ công, chỉ cần tập trung vào những công việc mang lại giá trị cao như: chuẩn bị bài giảng, ngân hàng câu hỏi…
#2. Nâng cao hiệu quả làm việc và hiệu suất học tập
Với tính linh động cao của hình thức đào tạo trực tuyến, nhân viên sẽ không cần sắp xếp thời gian cố định cho việc học. Thay vào đó, việc học sẽ diễn ra mọi lúc, mọi nơi, với tâm thế hoàn toàn chủ động. Ngoài ra, E-learning cho phép thay thế các bài giảng khô khan bằng các video sinh động, hấp dẫn và các khóa học livestream tương tác trong cùng 1 thời điểm. Từ đó, người học dễ hiểu, dễ tiếp thu, hứng thú hơn với việc học tập và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn.
E-learning giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình học tập tương ứng với từng vị trí công việc và mức độ yêu cầu đào tạo khác nhau.
#3. Thống nhất nội dung và tiêu chuẩn đào tạo
Trong các buổi đào tạo trực tiếp, mỗi giảng viên có phong cách giảng dạy và phương pháp tiếp cận khác nhau. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu thống nhất trong nội dung đào tạo. Với E-learning, nội dung và tiêu chuẩn đào tạo được xây dựng và áp dụng đồng bộ trên toàn hệ thống, được cập nhật nhanh chóng, giúp các học viên có trải nghiệm học tập thống nhất như nhau.
#4. Đánh giá hiệu quả đào tạo nhanh chóng, chính xác
E-learning giúp doanh nghiệp quản lý cụ thể và chính xác lộ trình đào tạo của nhân viên như: năng lực hiện tại, các khóa đào tạo đã tham gia, kết quả của các khóa đào tạo đó…. Các dữ liệu này được lưu trữ theo hệ thống và rất dễ dàng tìm kiếm. Điều này giúp xây dựng lộ trình học tập hợp lý và có thể làm tiêu chí cho việc đề bạt chức vụ.
#5. Chương trình đào tạo mô phỏng
Một ưu điểm nữa của e-learning là các chương trình đào tạo mô phỏng. Đào tạo mô phỏng đã được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp giúp học viên làm quen với điều kiện làm việc thực tế. Hình thức này phù hợp với những công việc có nhiều nguy cơ, môi trường làm việc khắc nghiệt.
Trên đây là 5 ưu điểm nổi bật của e-learning khi triển khai trong doanh nghiệp. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu được vì sao e-learning lại được các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng rộng rãi.
Ngoài ra, để triển khai e-learning thành công, bên cạnh các bài giảng video, doanh nghiệp nên sở hữu thêm một phần phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến như LotusLMS. Với hệ thống này, doanh nghiệp dễ dàng triển khai theo kế hoạch và kiểm soát tốt hiệu quả đào tạo. Hiện nay, LotusLMS đã và đang được nhiều doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam tin tưởng sử dụng như Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,…
Đăng ký nhận tư vấn và trải nghiệm miễn phí phần mềm ngay tại đây
10 xu hướng nhân sự cần chú ý trong năm 2020 từ góc nhìn chuyên gia (P2)
Trong cuốn sách “The 2020 Workplace: How Innovative Companies Attract, Develop, and Keep Tomorrow’s Employees Today”, chuyên gia tư vấn lãnh đạo nhân sự Jeanne Meister đã chỉ ra 10 xu hướng nhân sự mà những người trong nghề cần chú ý tới trong năm 2020 và trong thập kỉ mới. Ở phần trước, VietED đã đề cập đến 5 xu hướng liên quan đến vấn đề về sức khoẻ, kỹ năng mềm của người lao động và các ứng dụng của AI trong việc đào tạo, tuyển dụng nhân sự. Trong nội dung này, chúng tôi sẽ cùng bạn khám phá tiếp 5 xu hướng nhân sự khác cũng được nhiều doanh nghiệp theo đuổi trong năm nay.
# 6. Rà soát lại môi trường tại nơi làm việc
Hai nhóm nghiên cứu Future Workplace và View gần đây đã khảo sát hơn 1.600 nhân viên trên khắp Bắc Mỹ để tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe nào quan trọng nhất với họ và những yếu tố này ảnh hưởng đến năng suất như thế nào.
Đáng chú ý, đa số nhân viên chỉ muốn những điều cơ bản như chất lượng không khí tốt hơn, tiếp cận nhiều hơn với ánh sáng tự nhiên, và có thể tự trang trí không gian làm việc của mình, thay vì các lợi ích xa xỉ như phòng gym hay phòng thiền.
Vì vậy, trong một tổ chức, phòng nhân sự nên chú ý hơn đến môi trường làm việc, bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và cảm xúc của nhân viên. Từ đó, có thể có những sáng kiến cải tạo môi trường làm việc tốt hơn cho toàn thể nhân viên trong tổ chức.
#7. Ứng dụng thực tế ảo ( VR) trong đào tạo nhân sự doanh nghiệp
Thực tế ảo (VR) có thể chưa đạt được tiềm năng thực sự của nó trên thị trường, nhưng không thể phủ nhận việc nó đang được đón nhận trong lĩnh vực L&D ở doanh nghiệp. Theo ABI Research, 6,3 tỷ USD là con số mà thị trường đào tạo bằng VR sẽ đạt vào năm 2022.
Những công ty tiên phong trong thị trường này, Stribr và Mursion, đang cung cấp các giải pháp VR rất nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau như an toàn sản xuất, chăm sóc khách hàng, phát triển khả năng lãnh đạo và đổi mới trải nghiệm của nhân viên. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đào tạo bằng cách nhập vai giúp nhân viên phát triển các kỹ năng mới tại nơi làm việc.
Năm 2019, Verizon đã sử dụng công nghệ thực tế ảo để đào tạo các quản lý và nhân viên bán hàng cách thức xử lý một vụ cướp. Sử dụng VR vào bài học cho phép họ thực hành gần như giống 99% vụ cướp ngoài đời thực. Chính quản lý của Verizon đã phát biểu, VR đã giúp họ tiếp thu kiến thức tốt hơn rất nhiều so với các hình thức đào tạo truyền thống khác.
#8. Coaching theo yêu cầu
Hầu hết các giải pháp coaching đều tốn kém, mất thời gian và thường chỉ dành cho bộ phận lãnh đạo cấp cao. Mars, Incorporated – Doanh nghiệp đa quốc gia chuyên cung cấp thực phẩm và dịch vụ chăm sóc thú cưng, cho rằng các phương pháp coaching lãnh đạo cũ không còn đáp ứng được quy mô nhân sự mỗi lúc một lớn mạnh.
Theo cách truyền thống, tại Mars Incorporated, các buổi đào tạo thường được tổ chức mặt đối mặt trong các phòng hội nghị lớn cho gần 50% lãnh đạo trên từ khắp các quốc gia trên thế giới. Nhưng đến nay, hình thức này đã không còn phù hợp bởi sự hạn chế về khoảng cách địa lý cũng như văn hoá phát triển của công ty.
Vì vậy, vào năm 2019, Summer Davies và nhóm của trường Đại học Mars đã đổi mới cách thức coaching lãnh đạo bằng cách khởi động một chương trình phát triển hoàn toàn ảo mang tên Great Line Management Experience (GLMe). Chương trình này sử dụng hoàn toàn các nội dung E-learning kết hợp đào tạo theo yêu cầu và được cá nhân hóa tới từng nhóm lãnh đạo.
Đến nay, đã có hơn 2.000 nhà lãnh đạo mới đã tham gia chương trình. Từ đó, việc coaching kết hợp cũng mang ý nghĩa rộng hơn, không chỉ đơn thuần là việc kết hợp giữa coaching trực tuyến và trực tiếp mà còn bám sát với yêu cầu của doanh nghiệp.
#9. Tuyển dụng kỹ năng thay vì bằng cấp
Ngày nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng tuyển dụng dựa trên kỹ năng hoặc thiết lập khung năng lực cụ thể cho một công việc thay vì chỉ nhìn vào bằng cấp của ứng viên. Các công ty nhận ra rằng họ cần nguồn nhân lực mới và nới lỏng một số yêu cầu trong quá trình học trước đây để tìm ứng viên thích hợp.
Theo GlassDoor, các công ty bao gồm Apple, Bank of America, Google và Nordstrom tới đây sẽ hướng đến việc tuyển dụng các ứng viên mà không yêu cầu bằng đại học.
#10. Trải nghiệm tại nơi làm việc là ưu tiên hàng đầu
Tư duy “nhân viên cũng là khách hàng” đòi hỏi người quản lý nhân sự phải để tâm đến việc xây dựng những trải nghiệm tốt cho người lao động từ ngày đầu gia nhập cho đến khi họ rời khởi tổ chức.
Tại các doanh nghiệp như IBM, Airbnb và HP, đội ngũ nhân sự đang hướng tới việc thành lập các nhóm chức năng chéo có thành viên tới từ HR, bất động sản, IT để cùng nhau phát triển tầm nhìn chung, xây dựng trải nghiệm tốt đối với các phân khúc nhân viên khác nhau.
Theo Nhịp sống kinh tế
4 nhóm vai trò người dùng thường có trên hệ thống LotusLMS
Để việc đào tạo trực tuyến diễn ra mượt mà trên hệ thống LotusLMS, việc phân quyền người dùng là điều không thể thiếu. Nhờ có sự điều phối của người quản trị, hoạt động dạy và học của giảng viên và học viên diễn ra nhịp nhàng với nhau hơn bao giờ hết. Đó cũng chính là lí do vì sao trên một hệ thống LMS, các nhóm người dùng luôn được phân chia rõ ràng với những vai trò, quyền hạn khác nhau.
Trong bài viết này, VietED sẽ giới thiệu tới bạn 4 nhóm vai trò người dùng chủ yếu không chỉ có ở LotusLMS mà còn phù hợp với tất cả các hệ thống LMS khác trên thế giới.
Thông thường, người dùng tham gia vào hệ thống LMS thường được chia thành 4 vai trò:
- Giảng viên
- Học viên
- Quản trị đào tạo/ Soạn giảng
- Quản trị hệ thống
Với những vai trò này, bạn có thể tham gia thực hiện các nghiệp vụ tương ứng phù hợp với vị trí của mình.
#1. Giảng viên
Đây là vai trò được trao cho những người phụ trách việc đào tạo, truyền đạt kiến thức tới học viên. Trên một hệ thống LMS, nhóm giảng viên thường đảm nhận các hoạt động sau:
- Cập nhật nội dung giảng dạy (có thể có hoặc không)
- Thiết lập bài thi và bài luyện tập (có thể có hoặc không)
- Chấm điểm, đánh giá học viên
- Thông báo tới học viên nếu họ chưa hoàn thành khoá học.
- Tương tác với học viên qua các bình luận hoặc tin nhắn riêng.
#2. Học viên
Đây là quyền dành cho những người được đào tạo. Ở vị trí học viên, bạn có thể:
- Theo dõi khoá học và kế hoạch học tập của mình.
- Tham gia học, làm bài tập và bài kiểm tra.
- Tham gia thi và xem lại kết quả các kỳ thi đã tham gia.
- Tương tác với giảng viên bằng cách gửi bình luận trong khoá học hoặc gửi tin nhắn trực tiếp tới giảng viên.
- Hoàn thành khảo sát sau khoá học.
#3. Quản trị đào tạo
Có thể nói quản trị đào tạo gần như là người/nhóm người thực hiện nhiều tác vụ nhất trên một hệ thống LMS. Không chỉ đơn thuần xoay quanh việc quản lý và vận hành, người quản trị đào tạo có nghĩa vụ như sau:
- Quản lý giáo trình, chương trình học và kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đã đề ra.
- Trong trường hợp giảng viên không tham gia thiết lập khoá học, người quản trị đào tạo sẽ phụ trách việc này.
- Quản lý học liệu, ngân hàng câu hỏi.
- Tổ chức, giám sát các khoá học.
- Quản lý kỳ thi: Tổ chức thi, thiết lập mẫu đề thi, chấm thi và công bố điểm, phúc khảo.
- Tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của học viên.
- Tương tác với cả giảng viên và học viên trong trường hợp cần thiết.
#4. Quản trị hệ thống
Quản trị hệ thống là quyền cao nhất trong các nhóm người dùng. Ở vị trí này, bạn có thể can thiệp vào tất cả các hoạt động của giảng viên, học viên hay quản trị đào tạo. Ngoài ra, bạn còn có thể thực hiện các tác vụ nhỏ hơn như:
- Quản trị và cấu hình hệ thống: Thiết lập màu sắc, hình đại diện của trang LMS.
- Quản lý người dùng, phân quyền: Xem thông tin, thiết lập tài khoản, gán vai trò cho người dùng.
- Xuất và đọc báo cáo số liệu đào tạo.
Trên đây là 4 nhóm vai trò người dùng điển hình ở bất kỳ một hệ thống LMS nào. Nhờ 4 nhóm này, hệ thống LMS có thể hoạt động mượt mà cũng như không bị chồng chéo tác vụ. Nếu bạn muốn trải nghiệm một trong những vai trò trên, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được phục vụ nhanh nhất.
Đăng ký thông tin trải nghiệm hệ thống LotusLMS tại đây.