E-learning và M-learning khác nhau như thế nào?
Ngày nay, sự cần thiết của giáo dục đã không thể phủ nhận. Các hình thức học tập ngày càng phong phú hơn nhằm phục vụ tối đa nhu cầu học không giới hạn của con người. Theo thời gian, xu hướng học theo bài giảng điện tử E-learning ra đời, cho phép người học có thể tự học qua máy tính, laptop mà không cần phải lên lớp nghe giảng như phương pháp dạy truyền thống. Và đến nay, việc học dường như đã không còn là trở ngại quá lớn, khi làn sóng M-learning xuất hiện, hay còn gọi là học trên thiết bị di động, cho phép người học có thể học mọi lúc mọi nơi từ các thiết bị di động cầm tay thông minh như điện thoại, máy tính bảng.
1. Vậy E-learning và M-learning khác nhau như thế nào?
“E” trong E-learning là viết tắt của “Electronic” – điện tử. E-learning được hiểu là tất cả các hình thức học tập được phân phối qua các thiết bị điện tử như laptop, máy tính có kết nối internet/intranet/ extranet.
Trong khi đó, M-learning hay viết đầy đủ là Mobile learning để chỉ hình thức học thông qua các thiết bị di động cầm tay.
Cùng với sự phát triển vượt trội của thiết bị công nghệ số, hai loại hình học tập này đều sử dụng thiết bị thông minh để kết nối học viên và nguồn kiến thức. Có thể dễ dàng nhận thấy, M-learning là một phần trong E-learning, bởi cả hai đều dựa trên công nghệ số để truyền tải kiến thức đến người học.
2. Mục đích sử dụng của E-learning và M-learning
E-learning chiếm ưu thế khi bạn muốn đào tạo những kĩ năng cụ thể hay những kiến thức chuyên sâu cho người học. Còn với M-learning, phương thức này phù hợp để hỗ trợ quá trình học tập khi bạn muốn ưu tiên về tốc độ truy cập và khả năng phân phối kiến thức nhanh.
Ví dụ: Nếu bạn cần nhân viên học về cách vận hành máy móc hoặc hiểu về các chính sách nhân sự của công ty, hãy chọn hình thức đào tạo là E-learning.
Nếu bạn muốn nhân viên học theo 1 danh sách kỹ năng khi đang ở cửa hàng, hãy thiết kế 1 danh sách bài giảng M-learning, nhân viên của bạn có thể học bất cứ khi nào họ cần.
Mẹo nhỏ: Không phải chương trình học nào cũng cần truy cập trên thiết bị di động. Nếu bạn đang sở hữu một hệ thống bài giảng E-learning hiệu quả, hãy tận dụng nguồn tài liệu này cho M-learning, người học có thể học ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi đang di chuyển.
3. Thiết bị học cho E-learning và M-learning
Để học các bài giảng E-learning, người học thường sử dụng máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay. Nhưng để học các bài giảng M-learning, người học sử dụng các thiết bị di động thông minh như điện thoại, máy tính bảng. Từ đó, các bài giảng M-learning buộc phải thiết kế sao cho dung lượng bài giảng tối thiểu để có thể tải xuống bài giảng 1 cách nhanh nhất hoặc chạy mượt mà trên tất cả hệ điều hành mà không gặp vấn đề gì.
4. Về thiết kế bài học
Khi học các bài giảng E-learning, người học sẽ học qua 1 màn hình lớn như màn hình máy tính. Việc của bạn là thiết kế làm sao để có thể giữ chân được người học lâu nhất có thể. Bạn có thể thoả sức sáng tạo, thiết kế một khoá học E-learning với bố cục hấp dẫn, tiêu chí kịch tính và yên tâm người học có thể ngồi học từ đầu đến cuối.
Nhưng với M-learning, do tính linh động của hình thức này, người học học qua màn hình nhỏ hơn, trong bất kỳ lúc nào mà họ có thời gian rảnh như chờ xe bus, chờ bạn ở quán cà phê hay thậm chí, đi khám, chờ bác sĩ… Người học M-learning dễ bị xao nhãng bởi các yếu tố ngoại cảnh nhiều hơn cả. Do vậy, mỗi đơn vị kiến thức của M-learning nên đơn giản, nội dung trọn vẹn trong một màn hình.
5. Về thời lượng bài học
Với hệ thống E-learning, hãy kiểm soát thời lượng trong khoảng 20 đến 30 phút cho mỗi mô đun. Mặt khác, các mô đun của hệ thống M-learning nên được giới hạn từ 3 đến 15 phút, nếu bạn sử dụng video bài giảng thì mỗi video không nên dài quá 3 phút.
Có thể thấy, E-learning và M-learning không phải là hai hình thức học tương phản với nhau. Cả 2 đều có thể được xây dựng trong một chương trình học tập, bổ sung và hỗ trợ cho nhau nhằm mục đích đưa đến người học trải nghiệm tốt nhất.
Tham khảo hệ thống LotusMLS – nền tảng đào tạo E-learning bảo mật nhất tại Việt Nam hiện nay
Nguồn tham khảo: https://www.shiftelearning.com/
Gamification và những điều bạn chưa biết (phần 1)
Gần đây, Gamification (game hóa) là một từ khóa hot trong hàng loạt lĩnh vực khác nhau từ thiết kế sản phẩm, phần mềm cho đến marketing, giáo dục,… Vậy gamification là gì?
1. Gamification là gì?
Trong những năm gần đây, thuật ngữ Gamification đã và đang trở thành một từ khoá hot trong nhiều lĩnh vực khác nhau như marketing, thiết kế sản phẩm, phát triển phần mềm… thậm chí cả trong quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản, Gamification là việc ứng dụng các thành phần của Game (kỹ thuật, cách thức, luật chơi và những yếu tố khác…) vào một hoạt động bất kỳ với mục đích tạo động lực & hứng thú cho người dùng, khuyến khích họ chủ động tham gia tích cực hơn vào các hoạt động đang tham gia. Một số hình thức Gamification phổ biến gồm có: hệ thống huy hiệu, bảng xếp hạng, thanh trạng thái thăng tiến…
2. Lịch sử phát triển
Ứng dụng gamification còn khá mới trong các lĩnh vực kinh doanh, thiết kế sản phẩm nhưng thực chất đã có mặt từ cả trăm năm trước đây. Từ rất lâu, khi hãng snack Cracker Jack của Mỹ lần đầu đưa những món đồ chơi nhỏ vào các gói snack của mình để người ăn thu thập, sưu tầm dần. Kể từ đó, rất nhiều hãng bánh kẹo cũng làm điều tương tự để thu hút người mua.
Thế nhưng phải đến năm 2002 thuật ngữ gamification mới được Nick Pelling, một lập trình viên người Anh phát minh ra và phải đến năm 2010 mới trở bắt đầu được sử dụng phổ biến.
3. Mô hình động lực Octalysis áp dụng trong gamification
Mang lại nhiều ích lợi là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về gamification để áp dụng được hiệu quả. Nhiều người vẫn cho rằng chỉ cần cho thêm hệ thống cấp bậc, huy hiệu vào bất cứ sản phẩm, hoạt động nào là cũng có thể hưởng quả ngọt từ gamification, tuy nhiên việc áp dụng nó lại phức tạp hơn thế. Ngay cả Google cũng từng mắc sai lầm khi lạm dụng game hóa vào Google News và đã phải gỡ bỏ đi ngay sau đó.
Sau hơn 10 năm nghiên cứu, Yukai Chou, một trong những chuyên gia hàng đầu về gamification và thiết kế hành vi hiện nay đã phát triển mô hình Octalysis chỉ ra 8 động lực chính thúc đẩy mọi hành vi của con người trong cuộc sống và cũng thường được áp dụng trong gamification, bao gồm:
3.1. Nhiệm vụ và lý tưởng cần thực hiện (Epic meaning & calling)
Động lực khiến người tham gia tin rằng họ là những người “được chọn” để làm điều gì đó mang tính lý tưởng và có ý nghĩa. Trong khi các trò game biến động lực thành các nhiệm vụ như giải cứu thế giới, giết quái vật. các trang crowdsourcing như Wikipedia hay các forum lại biến chúng thành đóng góp cho cộng đồng chung nhằm thu hút các thành viên tham gia viết và quản lý một cách tự nguyện.
3.2. Tiến triển và thành quả (Development & Accomplishment)
Động lực khiến người tham gia cảm thấy mình đang “lên level”, học hỏi được thêm kỹ năng và đạt được những thành tích nhất định trong quá trình sử dụng, tham gia vào gì đó. Ví dụ áp dụng động lực này là hệ thống cấp bậc, tích điểm cho thành viên, người dùng các forum, ứng dụng, sản phẩm.
3.3. Được sáng tạo và nhận phản hồi (Empowerment Creativity & Feedback)
Các sản phẩm trao cho người dùng những nền tảng, công cụ cơ bản để họ tự sáng tạo, thực hiện thường có khả năng thu hút rất lớn, ví dụ như các ứng dụng cho họ các công cụ để tự chỉnh sửa ảnh, video. Hơn thế nữa, sau khi sáng tạo, người dùng cũng thường muốn nhận được ngay phản hồi từ bạn bè, cộng đồng. Đây cũng chính là lý do nhiều ứng dụng hiện nay cho phép người dùng hình thành cộng đồng và mời bạn bè vào tham gia sử dụng.
3.4. Tính sở hữu (Ownership & Possession)
Cảm giác được sở hữu thứ gì đó sẽ khiến người dùng muốn cống hiến, bảo vệ những thứ sở hữu ở mức cao hơn. Đây chính là động lực khiến người dùng sử dụng, tôn thờ một sản phẩm nào đó cho dù những gì họ cố có được đôi khi chỉ là những vật phẩm ảo, tiền ảo hay một trang cá nhân thú vị.
3.5. Ảnh hưởng xã hội và khả năng gợi nhớ (Social influence & Relatedness)
Yếu tố này tổng hợp tất cả các thành tố thúc đẩy như việc được mọi người công nhận, sức ép, trách nhiệm từ xã hội (mà ở đây là cộng đồng người tham gia cùng), sự cạnh tranh, gợi nhớ về điều gì đó hay thậm chí là cả sự ghen tị. Chẳng hạn khi nhìn thấy những người khác đang đua nhau làm gì đó, bạn cũng sẽ có ham muốn làm theo. Yếu tố thứ hai là khả năng gợi nhớ: nếu một sản phẩm gợi nhắc bạn về tuổi thơ hay một mối đồng cảm nào đó (chẳng hạn như cùng ngôn ngữ, văn hóa), bạn sẽ có khả năng gắn kết với nó cao hơn.
3.6. Cảm giác thiếu thốn và bị thúc giục (Scarcity & Impatience)
Con người thường có khuynh hướng thèm muốn những thứ không thuộc về mình và nóng lòng muốn có được chúng (bằng cách tham gia/sử dụng thứ gì đó nhiều hơn). Đây cũng chính là động lực đầu tiên Facebook sử dụng khi mới thành lập: Ban đầu mạng xã hội này chỉ mở ra với một nhóm trường đại học top đầu ở Mỹ, sau đó là các trường khác và cuối cùng là cho tất cả mọi người. Nhiều người muốn tham gia Facebook bởi trước đó họ chưa bao giờ có cơ hội được tham gia.
3.7. Tính bất định và sự tò mò (Unpredictability & Curiosity)
Con người thường thấy thích thú với những thứ gây tò mò và có thể tham gia mà không biết những gì đang đợi họ phía trước. Đây chính là một trong những động lực khiến nhiều người nghiện các hoạt động đánh bạc, quay số trúng thưởng hay các gói sản phẩm dùng thử ngẫu nhiên được gửi đến cho họ hàng tháng như Ipsy, Birchbox.
3.8. Cảm giác mất mát và muốn né tránh (Loss & Avoidance)
Con người luôn muốn tránh khỏi những điều tiêu cực có thể xảy ra, cho dù là thành tích đang chơi dở hay một món đồ được sản xuất hữu hạn. Đây chính là lý do nhiều nhãn hàng thích gắn mác “Ưu đãi đặc biệt chỉ có trong …” khiến người dùng sợ bỏ lỡ và mua hàng ngay lập tức. Một ví dụ khác là game di động Zombies Run được thiết kế để người dùng chạy bộ nhiều hơn. Sau khi cắm tai nghe vào, game sẽ liên tục chạy các âm thanh như tiếng zombie, những lời thúc giục như “Zombie ngay bên phải kìa!” khiến người chơi có cảm giác sợ hãi và phải cắm đầu chạy.
Hãy cùng xem Facebook đã phát huy 8 động lực này vào việc gây nghiện người dùng ra sao trong biểu đồ dưới đây:
(còn tiếp)
Nguồn: BrandVietnam, GenK…
6 mẹo đơn giản giúp bài giảng E-learning luôn gây được sự chú ý
Thị trường e-learning đang ngày càng nở rộ. Nhưng không phải tất cả đều là những bài học chất lượng với những trải nghiệm tuyệt vời. Cùng VietED điểm lại 6 mẹo đơn giản giúp bài giảng e-learning của bạn luôn gây được sự chú ý nhé!
1. Tạo ra động lực và sự tương tác trong mỗi bài giảng E-learning
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng bởi nếu không có động lực học, người học sẽ từ bỏ luôn việc học trực tuyến chỉ từ những giây đầu tiên của bài học.
Hãy thử tưởng tượng, học một thứ mới mẻ luôn là một quá trình khó khăn, và chắc hẳn, bạn cũng sẽ không muốn tạo thêm sự khó khăn hơn nữa cho người học bằng cách tạo ra các bài giảng nhạt nhẽo, phải không nào? Chính vì vậy, hãy sáng tạo hơn nữa bằng cách thêm các chi tiết tăng sự tương tác vào chính bài giảng của mình. Bạn có thể thêm trò chơi tương tác để bài giảng của bạn thú vị hơn. Nhưng đừng thêm cho có, hãy đảm bảo những thứ bạn thêm vào đều có mục đích rõ ràng, giải quyết được các nút thắt trong bài giảng hoặc để người học nhớ hơn những nội dung bài học quan trọng.
2. Thường xuyên kiểm tra, xem lại bài giảng
Bạn muốn bài giảng e-learning của mình thật bắt mắt, dữ liệu phải tuyệt đối chính xác? Bạn cũng muốn mọi thứ phải hoạt động trơn tru, đồng bộ giữa âm thanh với hình ảnh video từ những giây đầu tiên cho đến giây cuối cùng? Để làm được điều này, lời khuyên dành cho bạn chính là hãy kiểm tra và xem xét bài giảng của bạn một cách định kỳ và thường xuyên, tự đặt mình vào vị trí của người dạy, người học, người soạn giảng, người thiết kế… để đánh giá chính bài giảng của mình. VietED đề xuất Litmos Author Review Tool – 1 công cụ khá hay giúp bạn dễ dàng kiểm tra các bài giảng e-learning của mình.
Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi, các chuyên gia của VietED sẽ đưa ra lời khuyên dành cho bạn!
3. Kết hợp các phương tiện, hình thức truyền đạt khác nhau
Sử dụng đồ hoạ và các hình thức khác cũng là một cách tuyệt vời để giữ chân người học. Bạn hãy kết hợp linh hoạt giữa hình ảnh hữu ích và các văn bản đi kèm trong mọi khung hình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng infographics, video, âm thanh, hình động và nhiều thể loại khác nữa. Hãy tin VietED đi, bộ não của chúng ta được thiết kế để ghi nhớ những hình thức hay ho như này. Chắc chắn bài giảng của bạn sẽ gây được sự ấn tượng hơn bao giờ hết nếu biết kết hợp một cách nhịp nhàng.
Tham khảo LotusLMS – Nền tảng E-learning hỗ trợ đa dạng định dạng bài giảng
4. Đừng bỏ qua cấu trúc của một bài giảng e-learning
Một bài giảng e-learning ấn tượng cũng cần phải có 1 bố cục, cấu trúc chỉn chu. Như một bài văn, có mở bài, thân bài và kết bài, một bài giảng e-learning cũng có một cấu trúc cơ bản giúp bạn dễ dàng truyền tải được nội dung một cách mạch lạc, rõ ràng, có đầu có cuối.
- Phần 1: Chào mừng và hướng dẫn học: Đây là phần chào mừng người học tham gia bài giảng và hướng dẫn học.
- Phần 2: Mục đích và giới thiệu cấu trúc bài giảng: Nội dung phần này là giới thiệu cho người học về mục đích của bài giảng này và cho họ biết họ sẽ học những nội dung gì.
- Phần 3: Nội dung: Chia các nội dung trong bài giảng thành các chủ đề, dẫn dắt người học qua các chủ đề này.
- Phần 4: Đánh giá và kết luận: Tại mục này, bạn sẽ đưa ra kết luận của bài giảng và những đánh giá hiệu quả của người học (nếu có trong bài)
- Phần 5: Tài liệu tham khảo: Cung cấp các tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng.
5. Đừng thêm thắt quá nhiều
Nếu bạn là một Chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy của mình, bạn thực sự muốn truyền đạt tất cả kiến thức của mình, chắc chắn, việc tạo nên một bài giảng e-learning sẽ không thể làm khó bạn. Và bạn nghĩ rằng sẽ cho hàng loạt các dữ liệu sự kiện, số liệu, đồ thị… để bài giảng thực sự hay ho và hữu ích? Nếu bạn cũng đang nghĩ như vậy, thì…đừng, đừng cho quá nhiều dữ liệu vào nếu nó không thực sự cần thiết.
Trong trường hợp có quá nhiều kiến thức muốn đưa vào bài giảng, bạn hãy chia nhỏ các nội dung muốn truyền đạt, và chuyển tải đến người học vào mỗi bài giảng. Hãy nghĩ đến việc sáng tạo những nội dung đó để người học có thể dễ dàng tiếp thu hơn thay vì đẩy 1 núi kiến thức vào bài giảng.
Điều này sẽ làm cho bài giảng e-learning của bạn thú vị hơn rất nhiều đó!
Tham khảo Nội dung đào tạo nhân viên mà các doanh nghiệp thường sử dụng tại đây
6. Đánh giá, đánh giá và đánh giá!
Đánh giá một bài giảng e-learning là vô cùng quan trọng. Nếu không có đánh giá, bạn sẽ không bao giờ phát hiện ra nội dung của bạn có hiệu quả hay không, người học có hiểu bài hay không và càng không bao giờ biết được đâu là cách tốt nhất để truyền tải một nội dung bài giảng.
Vì vậy, sau mỗi bài giảng, hãy dành thời gian để đóng khung các câu hỏi mà bạn muốn người học trả lời. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt tinh tế hơn tâm lý của người học và cải thiện nội dung, hình thức truyền đạt trong các bài giảng sau
Trên đây là 6 mẹo đơn giản để bài giảng của bạn thu hút hơn trong biển bài giảng e-learning hiện nay. Chúc bạn có thể tạo ra những bài giảng hay và thực sự cuốn hút người xem.
Lễ ký kết hợp tác giữa VietED và inCoach, kick-off dự án LeCoach
Chiều ngày 14/07/2020 tại văn phòng VietED, tầng 11, tòa SUDICO sông Đà, đường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội, lễ ký kết Chương trình hợp tác giữa VietED và inCoach đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Tham dự Lễ ký kết, về phía VietED có sự tham dự của ông Phạm Thái Bình – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục thông minh VietED, ông Phạm Ngọc Hiếu – Giám đốc kinh doanh VietED, ông Ngô Hoàng Vịnh – Trưởng phòng nội dung VietED và bà Ngô Thị Lan Anh, QA Manager VietED. Về phía InCoach, có sự tham dự của bà Đào Thuỳ Linh – Co-founder&CEO inCoach, ông Nguyễn Mạnh Hải – Co-founder inCoach, bà Đỗ Thị Thu Hằng – Co-founder inCoach và bà Đỗ Thị Thu Trà – Co-founder inCoach.
Sự hợp tác này được các chuyên gia nhận định có ý nghĩa lớn trong ngành Coaching (Huấn luyện doanh nghiệp và cá nhân). Theo đó, VietED là đơn vị cung cấp nền tảng, công cụ, phần mềm hệ thống và inCoach đảm nhận các nội dung chuyên môn thuộc lĩnh vực Huấn luyện doanh nghiệp, cá nhân.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Phạm Thái Bình – Tổng giám đốc VietED đánh giá cao chương trình phối hợp giữa hai bên và cho rằng, inCoach là đối tác uy tín, có thể đồng hành cùng VietED chinh phục các khách hàng khó tính.
Bà Đào Thuỳ Linh – Co-founder&CEO inCoach cũng vui mừng cho rằng đây chính là sự “kết hôn” giữa inCoach và VietED, là sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật và coaching, là tiền đề để tạo ra các dự án giá trị lớn trong tương lai.
Trong buổi ký kết này, VietED và inCoach cũng chính thức khởi động dự án LeCoach – phân tích hành vi, tâm lý người học trên nền tảng công nghệ cao, hứa hẹn sẽ cho ra đời sản phẩm “bom tấn”, đánh dấu bước ngoặt trong lĩnh vực số hoá coaching.
Dưới đây là 1 số hình ảnh trong buổi ký kết:
Kỷ niệm sinh nhật VietED 7 tuổi – 7 năm để phát triển mạnh mẽ
Ra đời từ năm 2013, Công ty cổ phần Công nghệ giáo dục Thông minh (viết tắt là VietED) đã và đang có những bước tiến mới, sự thay đổi ngoạn mục cả về cơ cấu cũng như các sản phẩm, dịch vụ mang đến thị trường.
Trong 7 năm, VietED chính thức ra mắt 2 sản phẩm công nghệ và 1 dịch vụ số hóa bao gồm:
- LotusLMS – Nền tảng quản lý đào tạo trực tuyến
- LotusOEP – Nền tảng quản lý thi trực tuyến
- Và LotusDigital – Dịch vụ số hóa nội dung bài giảng
Bằng tất cả tâm huyết, các sản phẩm, dịch vụ của VietED ngày càng phát triển và được thị trường đón nhận, đánh giá cao. Đến nay, VietED đã và đang cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho trên 50 doanh nghiệp lớn và vừa tại Việt Nam với số lượng người dùng lên tới 300.000 người học và thi; Là đối tác số 1 của Viettel đồng thực hiện dự án ETEP, GREP với 1 triệu người học và thi trên toàn quốc.
Với thông điệp “VietED phát triển mạnh mẽ”, Ban lãnh đạo và toàn thể thành viên VietED tin tưởng: Ở tuổi mới, VietED sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn, có những bước đi đột phá để tạo ra môi trường giáo dục và đào tạo toàn diện, để mọi người được kết nối, khám phá tri thức nhân loại một cách hiệu quả, dễ hiểu và nhanh chóng.
Chương trình tổ chức sinh nhật VietED tuổi thứ 7, không chỉ là lễ kỷ niệm để các thành viên cùng nhìn lại chặng đường đã qua, tương lai phía trước mà còn là lời tri ân gửi đến tập thể cán bộ nhân viên đã luôn đồng hành cùng đội ngũ Ban lãnh đạo, đã luôn nỗ lực hết mình trong năm qua, hứa hẹn sự bùng nổ trong năm tới. Những gương mặt rạng rỡ, những cái bắt tay, những cái ôm chân tình đã một lần nữa thể hiện tình cảm gắn kết của các thành viên trong gia đình VietED dành cho nhau, và đặc biệt là tình cảm dành cho Ban lãnh đạo – những người đầu tàu dẫn dắt VietED trong suốt 7 năm qua.
Chương trình đã khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng chắc chắn đã để lại những kỷ niệm nhớ mãi không quên trong các thành viên.
Cùng điểm lại những hình ảnh đáng nhớ trong Chương trình sinh nhật VietED 7 tuổi nhé!
Ai cũng thật xinh xắn trước giờ G:
Rạng rỡ chụp ảnh kỷ niệm sau chương trình:
Xin chào, bạn có một thư mời từ VietED
Chào bạn,
Tháng 7 này, bạn đã biết thông tin gì chưa nhỉ?
Từ những chàng trai trẻ ấp ủ giấc mơ “Thay đổi nền giáo dục Việt Nam”, ngày 03/07/2013, VietED ra đời mang theo ước mơ, sứ mệnh ấy.
Sau 7 năm phát triển, VietED ngày càng lớn mạnh với những cột mốc đáng nhớ, con số ấn tượng, những dự án đáng tự hào.
Và ngày này năm nay, VietED thân mời bạn tham dự Lễ kỷ niệm sinh nhật VietED 7 tuổi. Một chương trình nhỏ, ấm cúng để chúng ta – những người bạn, anh, chị, em đang làm việc tại VietED có thể ngồi lại với nhau, điểm lại chặng đường đã qua và hướng đến mục tiêu phía trước.
Thông tin chi tiết chương trình như sau:
Thời gian: 15h00, thứ 7, ngày 11/07/2020
Địa điểm: văn phòng VietED, tầng 11, toà nhà SUDICO Sông Đà, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
*Dresscode: trắng đen. Tuy đây không phải bắt buộc nhưng sự đồng đều màu sắc sẽ cho ra những bức ảnh đẹp hơn. Ai cũng yêu cái đẹp, phải không ạ?
Agenda chương trình:
Hứa hẹn chương trình sẽ thật tiếng cười và những bất ngờ chưa bao giờ bật mí.
Thân mời bạn tham dự!