02 Middle Tester – Up to $800
Mô tả công việc
- Chịu trách nhiệm trong việc xác định các yêu cầu test, mục tiêu test.
- Thiết lập các thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm, tìm kiếm và chú thích các sai sót
trong phần mềm. - Lập Test Plan; thiết kế Test Case.
- Thực hiện test, phân tích lỗi, ghi nhận lỗi và báo cáo kết quả test.
- Nghiên cứu các công cụ, kỹ năng phục vụ công việc kiểm định.
Chế độ đãi ngộ
- Làm việc cùng với những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực software, ở vị trí Software Architect của những hệ thống lớn.
- Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của công ty và pháp luật hiện hành.
- Làm việc trong môi trường trẻ, sẵn sàng chia sẻ.
- Có cơ hội được đào tạo và thăng tiến phù hợp với năng lực.
- Mức lương từ 500 – 800$
- Được đề xuất xét thưởng và tăng lương định kỳ.
Yêu cầu công việc
- Ít nhất 2 năm kinh nghiệm.
- Thành thạo một trong các Bug Tools: Jirra, Mantis,…
- Thành thạo Microsoft offices, đặc biệt là excel.
- Thành thạo các công cụ quản lý mã nguồn: GIT, SVN.
- Thành thạo SQL, hiểu biết NoSQL là một lợi thế.
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm kiểm thử các dự án liên quan đến giáo dục trực tuyến,
quản lý đào tạo. - Có khả năng làm việc tốt trong môi trường Teamwork cũng như làm việc độc lập.
- Có thể đảm bảo deadline cũng như chất lượng sản phẩm.
- Khả năng tư duy tốt, chủ động trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn
thành công việc được giao.
Ứng viên quan tâm gửi 01 bản CV cá nhân + danh sách dự án từng tham gia vào địa chỉ email: linhvt@vieted.com
Mọi thắc mắc về công việc, vui lòng liên hệ: Ms. Linh – 0979 573 818
01 Senior Tester – Up to $1000
Mô tả công việc
- Giúp Giám đốc khối quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng của ứng dụng web/ di động LMS (Learning Management System).
- Đào tạo nghiệp vụ cho các chuyên viên kiểm thử phần mềm.
- Phân tích user stories/ use case và yêu cầu nghiệp vụ để lập kế hoạch kiểm thử, test plan, test case cho sản phẩm.
- Thực hiện kiểm thử phần mềm trên Web, Mobile, Backend, Frontend. Quản lý, phân tích, theo dõi và báo cáo kết quả test.
- Tiến hành đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Lập kế hoạch và thực hiện báo cáo theo tuần/tháng/quý.
- Nghiên cứu các phương pháp kiểm thử hiệu quả và đề xuất phương pháp thích hợp cho từng nhu cầu cụ thể.
Chế độ đãi ngộ
- Làm việc cùng với những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực software, ở vị trí Software Architect của những hệ thống lớn.
- Làm việc trong môi trường trẻ, sáng tạo, sẵn sàng chia sẻ.
- Mức lương đến 1000$
- Được đề xuất xét thưởng và tăng lương định kỳ.
- Có cơ hội được đào tạo và thăng tiến phù hợp với năng lực.
- Trang bị máy tính và trang thiết bị cần thiết phục vụ công việc.
- Chế độ BHXH, BHYT, BHTN, khám sức khỏe định kỳ theo luật lao động.
- Du lịch hàng năm, tham gia các hoạt động gắn kết, phát triển bản thân khác.
Yêu cầu công việc
- Có kiến thức nền tảng vững chắc và kinh nghiệm thực hành chuyên sâu về nghiệp vụ Tester (ứng dụng web/ máy tính để bàn/ cloud/ mobile). Ưu tiên biết auto test.
- Có sự chủ động cao và trách nhiệm trong công việc.
- Có khả năng tạo các trường hợp kiểm thử, kế hoạch kiểm tra, các trường hợp sử dụng, ma trận truy xuất nguồn gốc yêu cầu, báo cáo lỗi.
- Có kinh nghiệm trước đây trong việc sử dụng các công cụ quản lý kiểm tra và quản lý lỗi phổ biến như Jira, TestRail, Azure DevOps, v.v.
- Giao tiếp và chủ động trong liên hệ với cả bên ngoài (khách hàng, đối tác) và nhóm nội bộ.
Ứng viên quan tâm gửi 01 bản CV cá nhân + danh sách dự án từng tham gia vào địa chỉ email: linhvt@vieted.com
Mọi thắc mắc về công việc, vui lòng liên hệ: Ms. Linh – 0979 573 818
Top 9 sai lầm cần tránh khi thiết kế bài giảng e-learning trong doanh nghiệp
Hiện nay, việc học e-learning đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Người người, nhà nhà đã bắt đầu quen dần với khái niệm học e-learning. Nhưng để thiết kế một bài giảng e-learning chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt trong khối doanh nghiệp.
Trong bài viết này, VietED sẽ chỉ điểm top 9 sai lầm dễ gặp phải nhất khi thiết kế bài giảng e-learning. Nếu bạn cũng đang được giao trọng trách xây dựng bài giảng e-learning cho công ty của mình, đừng bỏ qua nhé!
1. Không phân tích người học
Cũng giống như việc viết sách, cần xác định ai là người đọc thì triển khai đào tạo e-learning tại doanh nghiệp, bạn cũng cần phải phân tích ai là đối tượng học và nhu cầu của họ là gì. Cụ thể, bạn nên tự vạch ra các câu hỏi như:
– Đối tượng tham gia học của bạn là nhân viên, quản lý cấp trung hay lãnh đạo cấp cao?
– Họ có nắm được hết các thuật ngữ chuyên ngành mà bạn sử dụng không?
– Nội dung học của bạn có giải quyết được hết nhu cầu của người học không?
– Họ muốn học theo cách nào? Học tập trung hay học trực tuyến?
…
Để triển khai đào tạo thành công, hãy phân tích đối tượng tham gia học. Từ đó, điều chỉnh linh hoạt chương trình đào tạo để phù hợp với nhu cầu của họ.
Xem thêm: 5 kỹ thuật đơn giản giúp doanh nghiệp nhận diện nhu cầu đào tạo của nhân viên
2. Thiếu mục tiêu học
Thông thường, các khoá học được xây dựng phải đáp ứng khá nhiều mục tiêu như:
– Mở rộng kiến thức
– Cải thiện kỹ năng
– Thúc đẩy hiệu suất
…
Nếu khoá đào tạo của bạn không đáp ứng được một trong những mục tiêu trên, việc đào tạo coi như không hiệu quả. Vì vậy, hãy xem bối cảnh diễn ra đào tạo, doanh nghiệp và người học của bạn muốn gì sau khoá đào tạo. Từ đó, sửa lại nội dung, cấu trúc khoá học để đáp ứng mục tiêu đã đề ra.
3. Hãy thiết kế bài giảng dành cho số đông
Mặc dù bạn có thể là chuyên gia trong lĩnh vực của mình, nhưng hãy nhớ rằng, những người tham gia đào tạo thì lại chưa có khả năng ấy. Đó chính là lí do vì sao họ có mặt ở đây để nghe bạn nói, học kiến thức bạn truyền đạt. Như đã nói ngay từ mục 1, hãy phân tích đối tượng tham gia học, lưu ý đến trình độ kiến thức và cách học của họ.
Mọi người tiếp thu thông tin theo nhiều cách khác nhau, vì vậy, đừng chỉ chăm chăm vào việc thiết kế khoá học theo sở thích của bạn.
Xem thêm: Các nội dung thường được doanh nghiệp dùng để triển khai đào tạo nhân sự
4. Đừng quá nặng nề vào lý thuyết, câu chữ
Không ai muốn phải ngồi hàng giờ để nhồi vào đầu một mớ lý thuyết cùng những slide đầy ắp chữ. Việc đưa quá nhiều chữ hay lý thuyết vào khoá học sẽ chỉ khiến người học cảm thấy khó chịu và quá tải. Thay vào đó, hãy tập trung vào thông tin có liên quan và truyền tải nó một cách ngắn gọn. Dù ở lứa tuổi nào, việc tiếp nhận âm thanh, hình ảnh cũng dễ dàng hơn những dãy chữ dài lê thê. Sử dụng nhiều hình ảnh, ảnh động hay video để thể hiện nội dung là cách cực hay để bài giảng e-learning của bạn trở nên cuốn hút hơn.
Xem thêm: 10 ý tưởng để tạo nên 1 bài giảng e-learning cuốn hút
5. Lồng ghép câu đố, câu hỏi trong khoá học
Mục tiêu của việc đào tạo là làm cho bài học trở nên thú vị và có tính thử thách người học. Điều này không chỉ đúng với giáo dục trong khối trường tiểu học, trung học, mà nó còn đúng với việc đào tạo trong doanh nghiệp.
Đặc biệt với việc triển khai đào tạo trực tuyến, việc linh hoạt đưa các câu hỏi, câu đố vào bài học có khá nhiều tác dụng mà có thể bạn cũng chưa biết hết:
– Điểm danh học viên trong quá trình học
– Khuyến khích học viên chú ý đến nội dung học
– Tránh buồn ngủ trong quá trình học
– Tạo động lực học, vượt qua các mốc câu hỏi, hoàn thành bài học
…
Vì vậy, đừng quên lồng ghép các câu hỏi, bài kiểm tra, câu đố trong quá trình học. Tác dụng của chúng mang lại sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!
6. Không có ví dụ minh hoạ, các tình huống thực tế
Nội dung bài giảng e-learning dù hay đến mấy nhưng không sát với thực tế thì hiệu quả cũng bằng không. Mọi kiến thức dù hay ho cỡ nào, nhưng người tham gia đào tạo không sử dụng được trong môi trường làm việc cũng trở nên vô nghĩa. Bởi điều họ muốn khi tham gia khoá đào tạo của bạn là cải thiện được những kiến thức, kỹ năng mà trước đây họ chưa có, hoặc chưa bài bản. Họ cần biết trong tình huống thực tế, họ sẽ phải cư xử như nào, xử sự ra sao để có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho tất cả các bên.
Vì vậy, nếu khoá học của bạn còn đang thiếu các ví dụ minh hoạ hay các tình huống thực tế, hãy bổ sung kịp thời. Người học sẽ thấy kiến thức mà bạn truyền tải liên quan thế nào tới công việc của họ. Từ đó, họ sẽ vận dụng tốt hơn nếu xảy ra ngoài đời thực.
7. Nội dung hoặc tài liệu lỗi thời
Một trong những sai lầm lớn nhất khi xây dựng nội dung đào tạo đó là sử dụng kiến thức đã lỗi thời, không còn giá trị trong thời điểm đào tạo. Đặc biệt, khi triển khai đào tạo trực tuyến với quy mô nhân sự lớn, chỉ một số liệu hết date, một đường link bị lỗi, bạn sẽ khiến cơ số người học hoang mang và phản hồi tiêu cực.
Vì vậy, hãy nhớ kiểm tra định kỳ nội dung học của bạn để đảm bảo mọi số liệu là đáng tin cậy, mọi đường link, hình ảnh vẫn còn hoạt động tốt. Thường xuyên cập nhật các nội dung hay mô-đun khoá học để bắt kịp với các xu hướng đào tạo chuyên ngành.
8. Không có các mô-đun đánh giá hiệu quả
Bạn sẽ không thể biết liệu khoá đào tạo trực tuyến của bạn có thành công hay không nếu không có các bài kiểm tra, đánh giá hiệu quả đào tạo.
Có rất nhiều cách để bạn xem mức độ hiệu quả bằng cách cho người học làm bài kiểm tra, khảo sát hay các câu đố cuối mỗi mô-đun đào tạo. Việc tổng hợp kết quả sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng đào tạo và cải thiện, sửa đổi chiến lược đào tạo trực tuyến của doanh nghiệp trong tương lai.
Xem thêm: Mô hình chuẩn đánh giá hiệu quả đào tạo của doanh nghiệp
9. Thiếu sự chuẩn bị chu đáo
Sẽ không có gì chán hơn việc khi mọi người hứng khởi tham gia học thì bị ngắt quãng bởi video không chạy hay máy chiếu không hoạt động. Và khi bạn là người đi làm, thời gian của bạn và cả những người học đều quý giá như nhau.
Vì vậy, hãy đảm bảo nội dung bạn truyền tải bám sát lịch trình. Nếu bạn đang tham gia buổi học trực tiếp, đừng quên kiểm tra các thiết bị máy chiếu, màn hình, loa mic phát biểu. Nếu là buổi học trực tuyến, hãy đảm bảo học viên có thể dễ dàng truy cập bài học, được cung cấp đủ tài liệu phục vụ buổi học.
Tóm lại, không có chương trình đào tạo nào ngay từ đầu đã là hoàn hảo. Luôn có những sai lầm hay sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Chỉ có điều, bạn có nhận ra kịp thời để sửa chữa và cải thiện hay không. Trong bài viết này, VietED “điểm danh” 9 sai lầm thường gặp phải khi thiết kế bài giảng e-learning trong doanh nghiệp. Hi vọng, bài viết sẽ giúp ích phần nào nếu bạn cũng đang được giao trọng trách thiết kế bài giảng e-learning cho công ty của mình.
5 kỹ thuật đơn giản giúp doanh nghiệp nhận diện nhu cầu đào tạo của nhân viên
Ngày nay, khả năng được đáp ứng nhu cầu đào tạo đang là một trong những tiêu chí để nhân viên lựa chọn gắn bó với công việc. Kể cả là quản lý, bạn vẫn luôn cần được học hỏi và đào tạo thêm các kiến thức, kỹ năng về nghề để có thể làm tốt công tác của mình. Điều này càng đúng hơn với nhân sự của bạn – những người trực tiếp thực hiện công việc, tiếp xúc gần nhất với sản phẩm và khách hàng,…
Nhưng mỗi nhân viên đều có năng lực, kỹ năng và thái độ khác nhau với công việc. Vì vậy, đào tạo nhân viên theo số đông chắc chắn sẽ không có hiệu quả, trừ khi bạn đang có ý định đào tạo nội quy hay các chính sách của doanh nghiệp.
Đọc thêm các nội dung đào tạo doanh nghiệp thường triển khai
Vậy làm sao biết được nhân sự của bạn cần đào tạo nội dung gì? Câu hỏi có vẻ khó nhưng thực tế, bạn có thể thực hiện hết sức dễ dàng thông qua 5 kỹ thuật phổ biến dưới đây.
1. Nhận diện được nhu cầu đào tạo nhờ sử dụng bảng khảo sát, bảng câu hỏi
Sử dụng khảo sát hay bảng câu hỏi là công cụ tiêu chuẩn có thể giúp bạn đánh giá vô vàn nội dung khác nhau. Trong trường hợp này, bạn nên hỏi về kiến thức và kỹ năng,.. mà nhân viên của bạn muốn được đào tạo thêm.
Bảng câu hỏi nên có sự kết hợp linh động giữa các hình thức trả lời. Câu hỏi và mục trả lời khuyến khích càng chi tiết càng tốt để đưa ra đánh giá chính xác.
Ngoài nhân viên tham gia trả lời, bạn có thể khảo sát cả nhóm quản lý và khách hàng để có được kết quả toàn diện nhất.
2. Bài kiểm tra tâm lý
Các bài kiểm tra tâm lý có thể đánh giá các đặc điểm và tính cách của nhân viên. Kết quả sau lần kiểm tra này sẽ giúp bạn đưa ra những biện pháp tốt hơn để đào tạo nhân viên của mình.
3. Phỏng vấn nhóm tập trung với quản lý nhóm hoặc Giám đốc
Trong các cuộc phỏng vấn nhóm tập trung, các quản lý sẽ cho bạn biết sự thay đổi về kỹ năng, năng lực của các thành viên trong nhóm. Trong khi đó, nhóm lãnh đạo sẽ cho bạn biết về nhiệm vụ của các phòng ban và mục tiêu của doanh nghiệp.
Từ đó, bạn có thể rút ra được những thông tin khá hay ho để việc đào tạo đáp ứng kỳ vọng của nhóm cấp trên.
4. Quan sát kết hợp điều tra
Quan sát nhân viên trong quá trình làm việc, khi họ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau hoặc trong các buổi đào tạo là một cách tốt để nhận biết hành vi và kỹ năng của họ cũng như những vấn đề họ đang gặp phải. Tuy nhiên, đôi khi, việc quan sát và đưa ra kết luận từ phía cá nhân bạn lại có thể trở thành phiến diện và không đúng với một người được đánh giá.
Ví dụ: bạn cảm thấy cuộc gọi điện của nhân viên A tới khách hàng B chưa hợp lý, vì giọng điệu, nội dung truyền đạt hay cách thức diễn giải chưa trôi chảy… Bạn cho rằng nhân viên A cần học thêm kỹ năng gọi điện cho khách hàng. Nhưng có thể, việc bạn ngồi bên cạnh quan sát khiến nhân viên A cảm thấy áp lực và bị lúng túng với công việc quen thuộc của mình.
Bởi vậy, để tránh những kết luận phiến diện, bạn nên trò chuyện trực tiếp với nhân viên mà bạn đã quan sát và nghe lý do tại sao hiệu suất của họ lại như vậy. Chắc chắn cuộc nói chuyện giữa 2 người sẽ giúp họ dễ dàng thoả mãn với kết quả hơn.
5. Nhận biết nhu cầu đào tạo từ chỉ số công việc
Bạn có thể đánh giá và phân tích hiệu suất của nhân viên theo thời gian so với KPI đã đặt ra. Từ đó, bạn có thể dễ dàng nhìn ra được nhân viên của bạn đang làm việc như thế nào và họ cần đào tạo thêm gì để đáp ứng KPI. Sau đó, việc bạn cần làm là sắp xếp thứ tự ưu tiên đào tạo các nhóm kỹ năng để đáp ứng với mục tiêu của phòng ban và doanh nghiệp.
Ví dụ, bạn thấy nhân viên thuộc đội Support thiếu kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng.
Nhưng trong thời điểm này, công ty đang phát triển nóng, lượng khách hàng tăng lên “chóng mặt”. Cả công ty đang quan tâm đến chất lượng chăm sóc khách hàng của team Support. Vì vậy, kỹ năng cần được ưu tiên đào tạo là “Kỹ năng chăm sóc khách hàng”. Các kỹ năng còn lại có thể sắp xếp trong thời gian sau.
Trên đây là 5 kỹ thuật cực đơn giản nhưng hiệu quả cao nếu doanh nghiệp vẫn đang lúng túng chưa biết nên đào tạo nội dung gì cho nhân sự. Hi vọng, với những kỹ thuật này, doanh nghiệp có thể nhận diện chính xác những nhu cầu đào tạo, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân sự.
Để nâng cao hiệu quả đào tạo cho nhân sự, đăng ký trải nghiệm ngay nền tảng quản lý đào tạo trực tuyến LotusLMS cho doanh nghiệp của bạn tại đây
E-learning và LMS: mọi điều doanh nghiệp cần biết
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, khái niệm E-learning và LMS đã không còn quá xa lạ với tất cả mọi người, đặc biệt trong hệ thống giáo dục các cấp cũng như đào tạo tại doanh nghiệp.
Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi E-learning là gì, LMS là gì? Liệu E-learning có thực sự chỉ là các bài giảng E-learning như bạn vẫn nghĩ? Hay LMS chỉ cần 1 hệ thống là đủ vận hành?
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin nhất về E-learning cũng như LMS, giúp bạn có cái nhìn đa chiều và toàn diện về 2 khái niệm tưởng quen mà lạ này!
A. Tất tần tật về E-learning
1. E-learning là gì?
Trên thế giới, hiện có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về E-learning, mỗi khái niệm đều được nêu ra dưới những góc nhìn và ý nghĩa khác nhau.
Nhưng tựu chung lại, E-learning có thể hiểu là một hình thức học tập thông qua mạng Internet dưới dạng các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học.
2. Ưu điểm và hạn chế của E-learning
a. Ưu điểm của E-learning
Không phải tự nhiên hệ thống E-learning được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ưu điểm vượt trội của việc sử dụng E-learning được tất cả các chuyên gia hàng đầu thế giới công nhận:
- Không giới hạn thời gian và không gian
Học tập dựa trên E-learning giúp người dạy và người học xoá đi mọi rào cản về thời gian và không gian tham gia giảng dạy và học tập. Bạn có thể học bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, miễn là thiết bị của bạn có kết nối internet.
- Phù hợp với nhu cầu
Học tập dựa trên E-learning đồng nghĩa với việc bạn có thể kiểm soát được tiến độ và tốc độ học phù hợp với năng lực của bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc, lựa chọn các khoá học phù hợp với nguyện vọng của bản thân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội.
- Tối ưu chi phí
Triển khai hệ thống E-learning thường mất chi phí đầu tư và phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Điều này đồng nghĩa với việc, trong thời gian tiếp theo, bạn sẽ chỉ mất thêm chi phí duy trì và vận hành hệ thống. Các báo cáo chỉ ra rằng, vận hành hệ thống E-learning tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc triển khai các lớp học truyền thống thông thường từ chi phí phòng ốc, đi lại đến bồi dưỡng giáo viên,…
- Cập nhật nhanh chóng
Các khoá học được cập nhật, sửa đổi và bổ sung một cách dễ dàng. Đặc biệt phù hợp nếu tổ chức của bạn có quy mô lớn, chi nhánh phân tán ở các vị trí địa lý khác nhau, nội dung học được cập nhật đồng bộ và nhanh chóng.
b. Hạn chế của E-learning
Bên cạnh những ưu điểm như VietED đã đề cập ở trên, E-learning cũng tồn tại một số hạn chế về mặt công nghệ cũng như con người tham gia vào hệ thống. Có thể kể đến như:
- Về công nghệ
Việc triển khai học tập dựa trên e-learning tuy không cần đầu tư một cơ sở hạ tầng quá lớn, nhưng phải đảm bảo mạng internet, băng thông,… có thể truy cập dễ dàng. Nếu thiếu các điều kiện này, việc học qua e-learning gần như không thể diễn ra.
- Về nội dung học
Với những nội dung học quá trừu tượng và phức tạp, đặc biệt là các nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực hành thực tế hay các kỹ năng thao tác, vận động thì học dựa trên E-learning thường khó hiệu quả.
- Về người dùng tham gia giảng dạy và học tập
+ Không phải ai tham gia học e-learning cũng thực sự biết và hiểu cách sử dụng hệ thống. Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người tham gia như không biết cách tổ chức lớp học hay không biết cách làm bài hay nộp bài,… cũng làm giảm đáng kể chất lượng dạy và học.
+ Do việc học diễn ra trên môi trường online hoàn toàn, đòi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Người học cần chủ động hợp tác với giáo viên cũng như các thành viên khác trong giờ học.
Tuy nhiên, những hạn chế này chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với những gì mà e-learning có thể giúp được cho các cá nhân, tổ chức tham gia dạy và học. Đó là lí do vì sao, e-learning có thể phát triển vượt trội trong những năm gần đây.
Cùng với “e-learning”, “LMS” cũng là 1 thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây. Vậy LMS là gì? E-learning và LMS có mối quan hệ như thế nào? Liệu chúng có phải là 1? Tất cả thắc mắc này sẽ được VietED giải đáp trong nội dung tiếp theo.
B. Từ A đến Z về LMS
1. LMS là gì?
LMS – viết tắt của Learning Management System – được gọi là Hệ thống quản lý học trực tuyến. Đây là một phần mềm quản lý các quá trình học tập và phân phát nội dung khoá học tới người học. LMS bao gồm nhiều mô-đun khác nhau giúp quá trình học tập trực tuyến được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của internet.
2. Chức năng thường có của 1 phần mềm LMS
Hiện nay có rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp phần mềm LMS với các chức năng mở rộng tương đối “siêu phàm”. Nhưng về bản chất, một phần mềm LMS không thể thiếu 5 chức năng cơ bản như sau:
- Quản lý người dùng
Đây là tính năng hỗ trợ tổ chức đăng ký, quản lý và lưu trữ thông tin của người học, quản lý thông tin tham gia khóa học, các khóa đào tạo họ đang học…
- Quản lý khoá học
Tính năng này cho phép tạo ra các khóa đào tạo trực tuyến, tải lên các tài liệu liên quan của khóa đào tạo, hay tạo ra các ngân hàng câu hỏi, đề thi để dùng cho các bài thi.
- Quản lý liên lạc
Ngoài các chức năng về quản lý người dùng hay các khóa đào tạo, phần mềm LMS còn hỗ trợ người dùng có thể dễ dàng liên lạc với nhau bằng cách gửi email trực tiếp hay trao đổi trong giờ học. Thêm vào đó các thông báo nhắc nhở cũng có thể được tạo để đảm bảo các khóa đào tạo sắp diễn ra hoặc các khóa học bắt buộc không bị bỏ sót.
- Báo cáo
Với tính năng này, tổ chức có thể dễ dàng quản lý các dữ liệu như tiến trình học, kết quả của việc tham gia các khóa đào tạo, điểm số của các bài kiểm tra,… theo từng cá nhân hay theo từng khoá đào tạo.
- Làm bài kiểm tra
Để có thể củng cố và đảm bảo chất lượng của các hoạt động đào tạo, các bài kiểm tra là một phần không thể thiếu. Hệ thống LMS có chức năng hỗ trợ lựa chọn và tạo các bài kiểm tra với đa dạng hình thức câu hỏi như văn bản, lựa chọn đáp án hoặc nhiều đáp án…
C. Mối quan hệ giữa hệ thống E-learning và phần mềm LMS
Chắc hẳn đến đây, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn thế nào là E-learning và LMS rồi phải không nhỉ? Vậy hệ thống E-learning và phần mềm LMS kết nối với nhau như thế nào?
Nói một cách dễ hiểu, phần mềm quản lý học tập LMS chính là trung tâm, cốt lõi của hệ thống E-learning, kết nối tất cả các bên tham gia. Nhờ có LMS, hệ thống E-learning mới có thể vận hành một cách trơn tru, đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.
Mô hình hệ thống E-learning được thể hiện đơn giản như sau:
Một hệ thống E-learning tiêu chuẩn thường đáp ứng các điều kiện như sau:
– Sử dụng mạng Internet;
– Tồn tại dưới dạng các khóa học. Đây cũng chính là lí do vì sao bạn thường nghe đến cụm từ “bài giảng e-learning”
– Sử dụng phần mềm LMS;
– Đảm bảo sự tương tác, hợp tác giữa các bên tham gia: bộ phận quản trị đào tạo, quản trị hệ thống, người dạy và người học.
D. Để vận hành hệ thống E-learning trong đào tạo, doanh nghiệp cần chuẩn bị những nguồn lực nào?
Thông thường, các doanh nghiệp bị nhầm lẫn rằng chỉ cần đăng ký sử dụng hệ thống LMS, nhân viên của họ có thể tham gia học từ A tới Z. Trên thực tế, hệ thống LMS chỉ là phần mềm để kết nối tất cả các bên tham gia và hỗ trợ hoạt động đào tạo triển khai trơn tru.
Để việc vận hành hệ thống e-learning diễn ra có hiệu quả, các tổ chức, doanh nghiệp cần có các yếu tố sau:
- Ban quản trị đào tạo
- Người dạy
- Người học
- Hệ thống quản lý học tập
- Ban quản trị hệ thống
Nhiệm vụ và chức năng của các thành phần này được thể hiện qua hình sau:
1. Ban quản trị đào tạo (Phòng quản trị đào tạo)
Ở quy mô doanh nghiệp khác nhau, phòng này có tên gọi và số lượng thành viên khác nhau. Nhưng tựu chung lại, phòng quản trị đào tạo phải lên được mục tiêu, kế hoạch đào tạo cho cả doanh nghiệp theo quý, năm hay nhiệm kỳ. Nhiệm vụ chính của phòng ban này trên hệ thống là:
- Quản lý học liệu, ngân hàng câu hỏi
- Tổ chức và giám sát các khoá học
- Tổ chức thi và luyện tập
- Đánh giá học viên
- Tổng hợp lại các báo cáo đào tạo cho cấp quản lý
2. Người dạy
Người dạy là người tiếp nhận yêu cầu và truyền đạt nội dung đào tạo đến người học. Cũng giống như việc dạy truyền thống, khi tham gia hệ thống e-learning, công việc của người dạy xoay quanh việc:
- Cập nhật nội dung giảng dạy
- Thiết lập bài thi
- Tạo nội dung luyện tập
- Chấm điểm và đánh giá người học
- Phản hồi lại các thắc mắc của người học trong quá trình học
3. Người học
Khác với việc học thông thường, khi tham gia hệ thống, người học cần chủ động hơn với mọi nhiệm vụ học của mình. Bởi vì người học sẽ phải:
- Tuân thủ học tập theo lộ trình của doanh nghiệp
- Tham gia thi cử trực tuyến theo lịch
- Trả lời các khảo sát, đánh giá khoá học. Điều này gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của người học. Bởi chỉ những ý kiến đóng góp chân thành mới giúp người dạy và phòng quản trị đào tạo nắm được tình hình, chủ động thay đổi để phù hợp với năng lực, nhu cầu của người học.
- Chủ động trao đổi và liên lạc với đồng nghiệp cũng như người dạy để việc học hiệu quả hơn.
4. Quản trị hệ thống
Quản trị hệ thống thường được nhắc tới có thể là một người hoặc một nhóm người, gọi chung là admin system. Ở vị trí này, các admin thường làm các nhiệm vụ liên quan đến hệ thống đảm bảo việc tham gia đào tạo của các bên diễn ra hiệu quả nhất như:
- Quản trị cấu hình hệ thống
- Quản lý user và phân quyền
Tìm hiểu thêm về các thao tác, quản trị hệ thống phải thực hiện tại Tại sao doanh nghiệp sử dụng LMS nên có quản trị viên hệ thống?
5. Phần mềm LMS
Như đã trình bày ở trên, phần mềm LMS có tác dụng truyền tải bài giảng, quản lý người dạy và người học, giúp mọi hoạt động đào tạo diễn ra khoa học và trơn tru nhất.
Hiện nay, trước yêu cầu khắt khe của đông đảo người dùng, các phần mềm LMS ngày càng tối ưu hơn với nhu cầu của doanh nghiệp. Các phần mềm LMS hiện đại liên tục ra đời với những ưu điểm vượt trội về:
- Khả năng mở rộng
- Tính đóng hay mở của hệ thống
- Sự thân thiện với người dùng
- Đáp ứng các mô hình học khác nhau
- Giá cả
…
Tuỳ vào nhu cầu, khả năng của doanh nghiệp tại thời điểm triển khai, phòng ban đào tạo có thể đưa ra quyết định để chọn một phần mềm LMS phù hợp. Tại VietED, chúng tôi cung cấp giải pháp quản lý đào tạo nhân sự trực tuyến LotusLMS. Bên cạnh đó VietED cung cấp giải pháp số hoá bài giảng giúp nội dung đào tạo của doanh nghiệp trở nên chất lượng và hấp dẫn hơn. Mọi hoạt động đào tạo của doanh nghiệp được lượng hoá thành báo cáo chi tiết, giúp nhà quản lý dễ dàng đo lường, kiểm soát chất lượng nhân sự.
Đăng ký nhận tư vấn và trải nghiệm phần mềm miễn phí ngay tại đây.
Top 5 kỹ năng mềm nhân viên nào cũng phải có năm 2021
Sau đại dịch Covid, các doanh nghiệp, tổ chức quen dần với hình thức làm việc tại nhà. Theo các chuyên gia, trong năm 2021, xu hướng này chắc chắn sẽ trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới bởi đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Trong báo cáo mới đây nhất của LinkedIn, các số liệu chỉ ra rằng các kỹ năng mềm thiên về hình thức làm việc từ xa sẽ lên ngôi, bao gồm: sáng tạo, thuyết phục, quản lý thời gian, thích ứng và trí tuệ cảm xúc. Chúng được dự đoán sẽ trở thành những kỹ năng chủ chốt mà nhân viên nào cũng nên có khi bước sang năm 2021.
1. Kỹ năng sáng tạo
Sự thật là, có thể bạn đã sở hữu kỹ năng này, nhưng có thể bạn lại chưa nhận ra điều ấy. Bạn đã bao giờ gặp bất kỳ khó khăn nào trong công việc hay trong cuộc sống? Bạn đã giải quyết vấn đề đó như thế nào?
Mọi suy nghĩ mới, tư duy mới, hành động mới để giải quyết một vấn đề đều được gọi là sáng tạo. Nếu bạn nghĩ là bạn đang sở hữu kỹ năng này, hãy phát huy nó nhiều hơn nữa. Còn nếu chưa, thoát ra khỏi vùng an toàn là cách tốt nhất để bạn sáng tạo và tìm ra cảm hứng.
2. Kỹ năng thuyết phục
Tại nơi làm việc, thuyết phục là hành động đưa ra những lý lẽ hợp lý nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động để đạt được mục đích chung của tổ chức. Cốt lõi của kỹ năng thuyết phục chính là bạn phải tự tin vào bản thân và khả năng của mình.
3. Kỹ năng quản lý thời gian
“Thời gian là vàng, là bạc” hẳn ai cũng từng nghe đến câu nói này một lần. Quản lý và sử dụng thời gian hiệu quả là minh chứng cho việc bạn đã nghiêm túc với bản thân như thế nào. Thời gian là thứ hữu hạn, không thể lấy lại được, nên buộc bạn không được phép trì hoãn vì bất kỳ lí do gì. Quản lý tốt quỹ thời gian của mình trong công việc là cách bạn cho nhà quản lý thấy bạn đáng tin cậy và đáng được trọng dụng.
4. Kỹ năng thích ứng
Nếu năm 2020, năm của đại dịch Covid buộc bạn phải trang bị tối thiểu một kỹ năng, thì đó chính là sự thích ứng. Giãn cách, làm việc tại nhà, cách ly nếu bị nghi ngờ,… hàng loạt những điều mới mẻ bạn phải thích nghi. Nếu bạn không thích ứng kịp, bạn sẽ bị đào thải. Cách tốt nhất để có được kỹ năng này là nhận biết được sự thay đổi và linh hoạt phản ứng theo. Không cố gắng kiểm soát mọi vấn đề, khi đó, bạn sẽ học được nghệ thuật thích ứng.
5. Trí tuệ cảm xúc
Và cuối cùng, mặc dù không được coi là kỹ năng, người viết vẫn xin đưa Trí tuệ cảm xúc – EQ vào danh sách này bởi EQ có thể rèn luyện để có được. EQ được định nghĩa là “khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc.” (Theo Wikipedia)
Những người có EQ cao thì kỹ năng năng xử lý các tình huống áp lực cao, giải quyết xung đột và phản ứng phù hợp tại nơi làm việc sẽ tốt hơn.
Theo một cuộc khảo sát do CareerBuilder thực hiện, 75% người quản lý tuyển dụng đánh giá nhân viên có EQ cao hơn là IQ. Bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến năng suất của bạn trong công việc, nó còn ảnh hưởng đến cách bạn quan hệ với đồng nghiệp và khách hàng của mình.
Nhìn chung, kỹ năng mềm ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong môi trường công sở. Đặc biệt trong thời kỳ đại dịch diễn ra, bạn buộc phải tự trau dồi bản thân, phát huy nhiều hơn kỹ năng cá nhân để hoàn thành công việc tốt nhất. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, vẫn đang tìm một giải pháp đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến, đăng ký nhận tư vấn và trải nghiệm LotusLMS miễn phí ngay tại đây.
LotusLMS – phần mềm quản lý đào tạo nhân sự trực tuyến của VietED được nhiều doanh nghiệp Việt tin tưởng sử dụng có thể kể đến như: Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,… Bên cạnh chất lượng phần mềm, LotusLMS có các gói dịch vụ hợp lý phù hợp với nhiều quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Phần mềm được xây dựng hoàn toàn bởi đội ngũ chuyên gia người Việt, tự tin mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng doanh nghiệp Việt.
Xem thêm 5 thách thức quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số