Vì sao doanh nghiệp nên tổ chức đào tạo nhân sự?
Đào tạo nhân sự đã không còn quá xa lạ với đại đa số doanh nghiệp hiện nay. Dù bài bản hay không, chắc hẳn, các doanh nghiệp nào cũng đã và đang bắt tay vào công tác triển khai đào tạo.
Trong bài viết này, VietED điểm danh 4 lợi ích của việc đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp. Không chỉ giúp nhân sự làm việc thông minh hơn, mà việc đào tạo còn gián tiếp giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động.
1. Làm cho nhân viên hạnh phúc hơn
Không tự nhiên mà một doanh nghiệp thành công luôn có một tập thể hạnh phúc. Nếu nhân viên của bạn tin vào sự thành công của doanh nghiệp cũng như những giá trị đào tạo và cơ hội thăng tiến tại nơi làm việc hiện tại, họ sẽ an tâm hơn và cống hiến nhiều hơn cho công việc.
Mới đây, PwC đã triển khai một cuộc khảo sát về việc “Người đi làm cảm thấy đâu là điểm hấp dẫn của một doanh nghiệp?”. Kết quả cho thấy: 52% nhân viên lựa chọn cơ hội về thăng tiến; 44% chọn chế độ lương thưởng cạnh tranh và 35% cho rằng được tham gia các chương trình đào tạo phát triển cá nhân khiến họ thấy hấp dẫn nhất. Số nhỏ còn lại tin rằng chế độ đãi ngộ, thời gian làm việc linh hoạt,… giúp họ gắn kết với công ty hơn.
Ngược lại, những nhân viên không được cung cấp chương trình đào tạo sẽ cảm thấy rằng họ ít được trọng dụng. Về lâu dài, họ sẽ có cảm giác chán chường và tự động xa rời công ty mình đang gắn bó. Khi đó, công việc họ làm sẽ chỉ mang tính chống đối, làm qua ngày cho xong việc.
Cũng không ít một số bộ phận lãnh đạo có suy nghĩ, đào tạo nhân sự đồng nghĩa với việc tạo cơ hội để nhân viên “nhảy” việc. Vì khi nhân viên tự cho rằng họ giỏi hơn, được trang bị kiến thức nhiều hơn, họ sẽ muốn thử sức ở một môi trường mới, công việc mới tốt hơn. Nhưng điều này chưa hẳn đã đúng. Bởi với một chương trình đào tạo phù hợp, một chế độ hợp lý, nhân viên của bạn sẽ tự động thấy họ được đánh giá cao và cảm thấy hạnh phúc hơn khi phát triển ở môi trường hiện tại.
Một nghiên cứu của IBM tiết lộ rằng, những nhân viên cảm thấy không được thăng tiến, không thể phát triển ở công ty hiện tại, có nguy cơ nghỉ việc cao gấp 12 lần.
2. Giảm chi phí tuyển dụng nhân sự mới
Không có đào tạo về doanh nghiệp, sản phẩm hay các kỹ năng làm việc khiến người đi làm cảm thấy họ không được đánh giá cao trong công việc. Khi đó, họ hoàn toàn có thể nghỉ việc hoặc bị sa thải vì hiệu quả công việc kém. Dù biện pháp linh hoạt nhất lúc này là lập tức tuyển dụng một nhân sự mới, nhưng bạn phải biết điều này: thuê 1 nhân sự mới có thể tốn tới 30% mức lương của công việc đó/năm. Ví dụ, trung bình một nhân viên ở vị trí sale có thể nhận được mức lương là 10.000.000/tháng tương đương với 120.000.000vnđ/năm. Nhưng chi phí để bạn tìm ra một nhân viên phù hợp với vị trí này có thể lên đến 45.000.000vnđ.
Trong khi đó, việc đào tạo cho một nhân viên hiện tại chỉ mất vài triệu, hoặc thậm chí ít hơn như vậy rất nhiều. Ngay cả khi, việc tuyển mới nhân viên không tốn quá nhiều chi phí như chúng ta ví dụ ở trên, nhưng hãy cân nhắc thêm, cứ 3 nhân viên mới làm việc không hiệu quả, doanh nghiệp vẫn phải trả lương và tiếp tục tìm kiếm đến ứng viên thứ 4.
Chi phí đào tạo và tuyển dụng của nhân viên mới cao hơn nhiều so với những gì cần thiết để đào tạo một nhân viên hiện tại, chưa kể họ sẽ mất thêm thời gian để làm quen với môi trường mới.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Right management cũng xác nhận điều này. Bởi gần 70% tổ chức nói rằng việc luân chuyển nhân viên có tác động tiêu cực đến tài chính của doanh nghiệp. Chi phí phát sinh chủ yếu đến từ việc tuyển dụng, thuê mới cũng như đào tạo nhân viên thay thế,… cho đến tổ chức đó có thể tìm được người phù hợp với vị trí ấy.
3. Nhân viên làm việc thông minh hơn
Một công ty chỉ thành công khi họ có những nhân sự giỏi và biết việc. Khi người lao động làm việc kém hiệu quả, điều này ảnh hưởng không tốt đến năng suất và hiệu quả hoạt động của phòng ban, doanh nghiệp.
Một nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện cho thấy, các doanh nghiệp ưu tiên phát triển đào tạo, có mức doanh thu trung bình hàng năm là 169.000 đô la/nhân viên. Ngược lại, doanh thu đó chỉ là 82.800 đô la/nhân viên, tức là chưa bằng 1 nửa.
Theo Tạp chí Nhân sự Mỹ, các công ty đầu tư trung bình 1.500 đô la/nhân viên cho việc đào tạo có thể nhận được lợi nhuận trung bình nhiều hơn 24% so với các công ty đầu tư ít hơn.
Ngoài ra, một nghiên cứu của ASTD (Hiệp hội đào tạo và phát triển Mỹ) trên 2.500 doanh nghiệp cho thấy, các công ty triển khai đào tạo thường xuyên có thu nhập/nhân viên cao hơn gấp 2 lần so với các công ty ít triển khai.
Như vậy, một chương trình đào tạo phù hợp sẽ giúp nhân viên của bạn làm việc khoa học hơn, tốc độ thực hiện cũng nhanh hơn. Từ đó, doanh thu tạo ra cho doanh nghiệp cũng tăng theo.
4. Đào tạo hiệu quả tương đương với tăng năng suất
Việc triển khai đào tạo ngày nay đã không còn là cử tất cả các quản lý đi dự hội nghị cuối tuần hay ép nhân viên học một bài giảng dài 8 tiếng ở một trung tâm nào đó. Mà nó cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của nhân viên và doanh nghiệp.
Cũng vì thế, các khoá học e-learning ra đời. Một khoá đào tạo 8 giờ duy nhất có thể được cô đọng thành khoá học e-learning 3 giờ. Trong đó, người học có thể truy cập theo thời gian và nhu cầu của riêng họ.
Đọc thêm: Lợi ích của triển khai đào tạo e-learning với doanh nghiệp
Năng suất được tăng lên vì đào tạo hiệu quả làm cho nhân viên cảm thấy có giá trị và được trao quyền. Điều này thúc đẩy lòng trung thành và sự gắn bó với công ty cung cấp đào tạo đó.
Một nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia về Chất lượng giáo dục của lực lượng lao động (EQW) ủng hộ điều này với phát hiện rằng sự gia tăng 10% trong phát triển đào tạo tạo ra mức tăng 8,6% trong năng suất.
Trên đây là 4 lợi ích mà đào tạo nhân sự mang lại cho doanh nghiệp, cũng chính là lời giải đáp cho câu hỏi vì sao công tác đào tạo nhân sự ngày càng được coi trọng như thế. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo về sản phẩm mà còn rộng hơn, doanh nghiệp sẵn sàng chi trả một khoản ngân sách lớn để đào tạo về kỹ năng, kiến thức cho nhân sự của mình. Nhưng điều này không có nghĩa, cứ tổ chức đào tạo, tất cả nhân viên của bạn sẽ hưởng ứng. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào nội dung và hình thức đào tạo. Đó là lúc, doanh nghiệp của bạn sẽ phải nghiên cứu lâu hơn và kỹ hơn nếu muốn triển khai thực tế.
Tại VietED, chúng tôi cung cấp giải pháp đào tạo trực tuyến dành riêng cho doanh nghiệp và tư vấn mô hình đào tạo phù hợp nếu bạn vẫn còn đắn đo. Đăng ký và trải nghiệm ngay tại đây, VietED luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
VietED chính thức đồng hành cùng Bộ Thông tin và truyền thông hỗ trợ doanh nghiệp SME chuyển đổi số
Ngày 29/01/2021, VietED chính thức ký kết hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trong khuôn khổ Lễ khởi động Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số – SMEdx.
Tham dự chương trình có:
- Ông Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông
- Ông Nguyễn Trọng Đường – Phó Cục trưởng, Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin & Truyền thông
- Ông Đỗ Công Anh – Phó Cục trưởng, Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin & Truyền thông
Cùng đại diện VCCI, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà nội cũng như các đại diện nền tảng tham gia vào SMEdx,…
Không vì đại dịch Covid mà ảnh hưởng tới “chuyển đổi số”
Chương trình được diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID có nhiều diễn biến phức tạp. Các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức khó lường, đặc biệt với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) – đại bộ phận yếu thế cần được sự hỗ trợ nhiều từ Chính phủ và xã hội.
Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, lễ công bố Chương trình như một lời cam kết của Bộ TT&TT và các bộ, ngành liên quan cùng các doanh nghiệp nền tảng số xuất sắc sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp SME để giải quyết các vấn đề mà bất kỳ một doanh nghiệp SME nào cũng có thể gặp phải.
Tại đây, VietED cùng 28 đại diện nền tảng xuất sắc khác trong nước cùng ký kết biên bản hỗ trợ doanh nghiệp SME trên 4 lĩnh vực: Chuyển đổi số về tài chính – kế toán, chuyển đổi số về kinh doanh, chuyển đổi số về vận hành và chuyển đổi số về quản trị nhân sự, đào tạo.
VietED tặng doanh nghiệp 1 năm sử dụng LotusLMS – sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp “chuyển đổi số”
Tham gia chương trình, ông Phạm Ngọc Hiếu, Giám Đốc kinh doanh của VietED nhấn mạnh, quản lý nhân sự tại Việt Nam vẫn còn khá cảm tính và phức tạp. Nhân sự chưa được cung cấp đào tạo đầy đủ, vì thế luôn bị động với những tình huống đột xuất trong quá trình làm việc. Với phần mềm LotusLMS, VietED tự tin cung cấp cho doanh nghiệp Việt công cụ đủ mạnh để nâng cao chất lượng đào tạo nhân sự. Doanh nghiệp chuyển đổi số tốt, cốt lõi vẫn phải từ nguồn lực bên trong.
Trên tinh thần “Sẵn sàng trao giá trị”, VietED dành tặng doanh nghiệp vừa và nhỏ miễn phí 01 năm sử dụng nền tảng quản lý đào tạo trực tuyến LotusLMS.
LotusLMS giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian, đơn giản hoá công tác triển khai và quản lý đào tạo bằng cách tích hợp đa tác vụ trên cùng một hệ thống: học qua video, tổ chức lớp học trực tuyến cũng như sát hạch, đánh giá trực tuyến. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng một chức năng hoặc kết hợp các chức năng đào tạo khác nhau để phù hợp với mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn.
Sử dụng LotusLMS, doanh nghiệp dễ dàng giải quyết các nhu cầu trao đổi, tương tác từ xa cũng như nâng cao hiệu quả triển khai và quản lý đào tạo.
Tìm hiểu và đăng ký tham gia chương trình tại đây.
Một số hình ảnh VietED tham dự chương trình:
Toàn cảnh VietED tham gia chương trình
01 Nhân viên Kế toán – Up to 17M
I. Mô tả công việc
1. Làm việc với các cơ quan chức năng trong các vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán
2. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
– Lập/kiểm tra chứng từ thu/chi, kiểm tra và phê duyệt các chứng từ thu/chi theo trách nhiệm được giao
– Chịu trách nhiệm lưu trữ và quản lý các chứng từ thu/chi theo quy định
– Tham gia kiểm kê quỹ tiền mặt & các khoản tương đương tiền
3. Kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào
– Nhận các báo giá của nhà cung cấp
– Theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp; định kỳ hàng tháng kiểm tra giá cả trên thị trường và so sánh với giá của nhà cung cấp
– Thanh toán cho nhà cung cấp
4. Quản lý doanh thu & công nợ phải thu
– Quản lý danh mục các khoản doanh thu
– Hạch toán các khoản doanh thu, công nợ
– Thực hiện thu hồi nợ
5. Công tác kế toán thuế
– Thu thập, xử lý và lưu trữ các chứng từ liên quan đến thuế
– Làm hồ sơ, thủ tục đăng ký các loại thuế với cơ quan thuế
– Lập tờ khai thuế các loại
– Làm thủ tục nộp/hoàn thuế
– Hạch toán các khoản thuế
– Lập báo cáo quyết toán thuế TNDN
– Lưu trữ và quản lý các chứng từ liên quan đến việc kê khai tính thuế
– Giải trình với các cơ quan thuế khi có yêu cầu
6. Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ:
– Theo dõi số lượng tài sản tăng giảm định kỳ hàng tháng
– Kết hợp phòng hành chính – nhân sự để đánh giá số liệu công cụ hư hỏng hàng tháng và trừ vào quỹ phí dịch vụ
– Theo dõi hoạt động xây dựng cơ bản
7. Lên báo cáo
– Cuối tháng, cuối quý phải lên báo cáo nhập xuất tồn
II. Yêu cầu chuyên môn
1 | Trình độ | Đại học chuyên ngành tài chính kế toán, kiểm toán hoặc các chuyên ngành khác có liên quan |
2 | Chứng chỉ | Khuyến khích có các chứng chỉ tài chính như Chứng chỉ quản lý quỹ, ACCA; CFA, CPA.. |
3 | Kinh nghiệm | Ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán |
4 | Kiến thức | Có kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toánAm hiểu hệ thống pháp luật liên quan đến công tác kế toán, kiểm toán |
5 | Tin học | Tin học văn phòng trình độ B trở lên, thành thạo Word, ExcelSử dụng thành thạo các phần mềm kế toán chuyên ngành |
6 | Kỹ năng | – Lập kế hoạch- Phân tích & Tổng hợp- Xây dựng và thiết lập quan hệ- Làm việc nhóm |
7 | Thái độ/tố chất | – Trung thực, liêm chính- Cởi mở, hợp tác- Tỉ mỉ, chi tiết- Nhiệt tình, trách nhiệm- Học hỏi & phát triển |
III. Chế độ đãi ngộ
- Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của công ty và pháp luật hiện hành
- Làm việc trong môi trường trẻ, sẵn sàng chia sẻ.
- Có cơ hội được đào tạo và thăng tiến phù hợp với năng lực.
- Mức lương: 13 – 17 triệu
- Được đề xuất xét thưởng và tăng lương định kỳ.
IV. Hồ sơ ứng tuyển
– Ứng viên quan tâm gửi 01 bản CV cá nhân vào địa chỉ email: linhvt@vieted.com
V. Thông tin liên hệ
Ms. Vũ Thuỳ Linh, 0979 573 818
Email: linhvt@vieted.com
VI. Thời hạn: 31/03/2021
02 Middle Tester – Up to $800
Mô tả công việc
- Chịu trách nhiệm trong việc xác định các yêu cầu test, mục tiêu test.
- Thiết lập các thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm, tìm kiếm và chú thích các sai sót
trong phần mềm. - Lập Test Plan; thiết kế Test Case.
- Thực hiện test, phân tích lỗi, ghi nhận lỗi và báo cáo kết quả test.
- Nghiên cứu các công cụ, kỹ năng phục vụ công việc kiểm định.
Chế độ đãi ngộ
- Làm việc cùng với những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực software, ở vị trí Software Architect của những hệ thống lớn.
- Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của công ty và pháp luật hiện hành.
- Làm việc trong môi trường trẻ, sẵn sàng chia sẻ.
- Có cơ hội được đào tạo và thăng tiến phù hợp với năng lực.
- Mức lương từ 500 – 800$
- Được đề xuất xét thưởng và tăng lương định kỳ.
Yêu cầu công việc
- Ít nhất 2 năm kinh nghiệm.
- Thành thạo một trong các Bug Tools: Jirra, Mantis,…
- Thành thạo Microsoft offices, đặc biệt là excel.
- Thành thạo các công cụ quản lý mã nguồn: GIT, SVN.
- Thành thạo SQL, hiểu biết NoSQL là một lợi thế.
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm kiểm thử các dự án liên quan đến giáo dục trực tuyến,
quản lý đào tạo. - Có khả năng làm việc tốt trong môi trường Teamwork cũng như làm việc độc lập.
- Có thể đảm bảo deadline cũng như chất lượng sản phẩm.
- Khả năng tư duy tốt, chủ động trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn
thành công việc được giao.
Ứng viên quan tâm gửi 01 bản CV cá nhân + danh sách dự án từng tham gia vào địa chỉ email: linhvt@vieted.com
Mọi thắc mắc về công việc, vui lòng liên hệ: Ms. Linh – 0979 573 818
01 Senior Tester – Up to $1000
Mô tả công việc
- Giúp Giám đốc khối quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng của ứng dụng web/ di động LMS (Learning Management System).
- Đào tạo nghiệp vụ cho các chuyên viên kiểm thử phần mềm.
- Phân tích user stories/ use case và yêu cầu nghiệp vụ để lập kế hoạch kiểm thử, test plan, test case cho sản phẩm.
- Thực hiện kiểm thử phần mềm trên Web, Mobile, Backend, Frontend. Quản lý, phân tích, theo dõi và báo cáo kết quả test.
- Tiến hành đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Lập kế hoạch và thực hiện báo cáo theo tuần/tháng/quý.
- Nghiên cứu các phương pháp kiểm thử hiệu quả và đề xuất phương pháp thích hợp cho từng nhu cầu cụ thể.
Chế độ đãi ngộ
- Làm việc cùng với những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực software, ở vị trí Software Architect của những hệ thống lớn.
- Làm việc trong môi trường trẻ, sáng tạo, sẵn sàng chia sẻ.
- Mức lương đến 1000$
- Được đề xuất xét thưởng và tăng lương định kỳ.
- Có cơ hội được đào tạo và thăng tiến phù hợp với năng lực.
- Trang bị máy tính và trang thiết bị cần thiết phục vụ công việc.
- Chế độ BHXH, BHYT, BHTN, khám sức khỏe định kỳ theo luật lao động.
- Du lịch hàng năm, tham gia các hoạt động gắn kết, phát triển bản thân khác.
Yêu cầu công việc
- Có kiến thức nền tảng vững chắc và kinh nghiệm thực hành chuyên sâu về nghiệp vụ Tester (ứng dụng web/ máy tính để bàn/ cloud/ mobile). Ưu tiên biết auto test.
- Có sự chủ động cao và trách nhiệm trong công việc.
- Có khả năng tạo các trường hợp kiểm thử, kế hoạch kiểm tra, các trường hợp sử dụng, ma trận truy xuất nguồn gốc yêu cầu, báo cáo lỗi.
- Có kinh nghiệm trước đây trong việc sử dụng các công cụ quản lý kiểm tra và quản lý lỗi phổ biến như Jira, TestRail, Azure DevOps, v.v.
- Giao tiếp và chủ động trong liên hệ với cả bên ngoài (khách hàng, đối tác) và nhóm nội bộ.
Ứng viên quan tâm gửi 01 bản CV cá nhân + danh sách dự án từng tham gia vào địa chỉ email: linhvt@vieted.com
Mọi thắc mắc về công việc, vui lòng liên hệ: Ms. Linh – 0979 573 818
Top 9 sai lầm cần tránh khi thiết kế bài giảng e-learning trong doanh nghiệp
Hiện nay, việc học e-learning đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Người người, nhà nhà đã bắt đầu quen dần với khái niệm học e-learning. Nhưng để thiết kế một bài giảng e-learning chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt trong khối doanh nghiệp.
Trong bài viết này, VietED sẽ chỉ điểm top 9 sai lầm dễ gặp phải nhất khi thiết kế bài giảng e-learning. Nếu bạn cũng đang được giao trọng trách xây dựng bài giảng e-learning cho công ty của mình, đừng bỏ qua nhé!
1. Không phân tích người học
Cũng giống như việc viết sách, cần xác định ai là người đọc thì triển khai đào tạo e-learning tại doanh nghiệp, bạn cũng cần phải phân tích ai là đối tượng học và nhu cầu của họ là gì. Cụ thể, bạn nên tự vạch ra các câu hỏi như:
– Đối tượng tham gia học của bạn là nhân viên, quản lý cấp trung hay lãnh đạo cấp cao?
– Họ có nắm được hết các thuật ngữ chuyên ngành mà bạn sử dụng không?
– Nội dung học của bạn có giải quyết được hết nhu cầu của người học không?
– Họ muốn học theo cách nào? Học tập trung hay học trực tuyến?
…
Để triển khai đào tạo thành công, hãy phân tích đối tượng tham gia học. Từ đó, điều chỉnh linh hoạt chương trình đào tạo để phù hợp với nhu cầu của họ.
Xem thêm: 5 kỹ thuật đơn giản giúp doanh nghiệp nhận diện nhu cầu đào tạo của nhân viên
2. Thiếu mục tiêu học
Thông thường, các khoá học được xây dựng phải đáp ứng khá nhiều mục tiêu như:
– Mở rộng kiến thức
– Cải thiện kỹ năng
– Thúc đẩy hiệu suất
…
Nếu khoá đào tạo của bạn không đáp ứng được một trong những mục tiêu trên, việc đào tạo coi như không hiệu quả. Vì vậy, hãy xem bối cảnh diễn ra đào tạo, doanh nghiệp và người học của bạn muốn gì sau khoá đào tạo. Từ đó, sửa lại nội dung, cấu trúc khoá học để đáp ứng mục tiêu đã đề ra.
3. Hãy thiết kế bài giảng dành cho số đông
Mặc dù bạn có thể là chuyên gia trong lĩnh vực của mình, nhưng hãy nhớ rằng, những người tham gia đào tạo thì lại chưa có khả năng ấy. Đó chính là lí do vì sao họ có mặt ở đây để nghe bạn nói, học kiến thức bạn truyền đạt. Như đã nói ngay từ mục 1, hãy phân tích đối tượng tham gia học, lưu ý đến trình độ kiến thức và cách học của họ.
Mọi người tiếp thu thông tin theo nhiều cách khác nhau, vì vậy, đừng chỉ chăm chăm vào việc thiết kế khoá học theo sở thích của bạn.
Xem thêm: Các nội dung thường được doanh nghiệp dùng để triển khai đào tạo nhân sự
4. Đừng quá nặng nề vào lý thuyết, câu chữ
Không ai muốn phải ngồi hàng giờ để nhồi vào đầu một mớ lý thuyết cùng những slide đầy ắp chữ. Việc đưa quá nhiều chữ hay lý thuyết vào khoá học sẽ chỉ khiến người học cảm thấy khó chịu và quá tải. Thay vào đó, hãy tập trung vào thông tin có liên quan và truyền tải nó một cách ngắn gọn. Dù ở lứa tuổi nào, việc tiếp nhận âm thanh, hình ảnh cũng dễ dàng hơn những dãy chữ dài lê thê. Sử dụng nhiều hình ảnh, ảnh động hay video để thể hiện nội dung là cách cực hay để bài giảng e-learning của bạn trở nên cuốn hút hơn.
Xem thêm: 10 ý tưởng để tạo nên 1 bài giảng e-learning cuốn hút
5. Lồng ghép câu đố, câu hỏi trong khoá học
Mục tiêu của việc đào tạo là làm cho bài học trở nên thú vị và có tính thử thách người học. Điều này không chỉ đúng với giáo dục trong khối trường tiểu học, trung học, mà nó còn đúng với việc đào tạo trong doanh nghiệp.
Đặc biệt với việc triển khai đào tạo trực tuyến, việc linh hoạt đưa các câu hỏi, câu đố vào bài học có khá nhiều tác dụng mà có thể bạn cũng chưa biết hết:
– Điểm danh học viên trong quá trình học
– Khuyến khích học viên chú ý đến nội dung học
– Tránh buồn ngủ trong quá trình học
– Tạo động lực học, vượt qua các mốc câu hỏi, hoàn thành bài học
…
Vì vậy, đừng quên lồng ghép các câu hỏi, bài kiểm tra, câu đố trong quá trình học. Tác dụng của chúng mang lại sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!
6. Không có ví dụ minh hoạ, các tình huống thực tế
Nội dung bài giảng e-learning dù hay đến mấy nhưng không sát với thực tế thì hiệu quả cũng bằng không. Mọi kiến thức dù hay ho cỡ nào, nhưng người tham gia đào tạo không sử dụng được trong môi trường làm việc cũng trở nên vô nghĩa. Bởi điều họ muốn khi tham gia khoá đào tạo của bạn là cải thiện được những kiến thức, kỹ năng mà trước đây họ chưa có, hoặc chưa bài bản. Họ cần biết trong tình huống thực tế, họ sẽ phải cư xử như nào, xử sự ra sao để có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho tất cả các bên.
Vì vậy, nếu khoá học của bạn còn đang thiếu các ví dụ minh hoạ hay các tình huống thực tế, hãy bổ sung kịp thời. Người học sẽ thấy kiến thức mà bạn truyền tải liên quan thế nào tới công việc của họ. Từ đó, họ sẽ vận dụng tốt hơn nếu xảy ra ngoài đời thực.
7. Nội dung hoặc tài liệu lỗi thời
Một trong những sai lầm lớn nhất khi xây dựng nội dung đào tạo đó là sử dụng kiến thức đã lỗi thời, không còn giá trị trong thời điểm đào tạo. Đặc biệt, khi triển khai đào tạo trực tuyến với quy mô nhân sự lớn, chỉ một số liệu hết date, một đường link bị lỗi, bạn sẽ khiến cơ số người học hoang mang và phản hồi tiêu cực.
Vì vậy, hãy nhớ kiểm tra định kỳ nội dung học của bạn để đảm bảo mọi số liệu là đáng tin cậy, mọi đường link, hình ảnh vẫn còn hoạt động tốt. Thường xuyên cập nhật các nội dung hay mô-đun khoá học để bắt kịp với các xu hướng đào tạo chuyên ngành.
8. Không có các mô-đun đánh giá hiệu quả
Bạn sẽ không thể biết liệu khoá đào tạo trực tuyến của bạn có thành công hay không nếu không có các bài kiểm tra, đánh giá hiệu quả đào tạo.
Có rất nhiều cách để bạn xem mức độ hiệu quả bằng cách cho người học làm bài kiểm tra, khảo sát hay các câu đố cuối mỗi mô-đun đào tạo. Việc tổng hợp kết quả sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng đào tạo và cải thiện, sửa đổi chiến lược đào tạo trực tuyến của doanh nghiệp trong tương lai.
Xem thêm: Mô hình chuẩn đánh giá hiệu quả đào tạo của doanh nghiệp
9. Thiếu sự chuẩn bị chu đáo
Sẽ không có gì chán hơn việc khi mọi người hứng khởi tham gia học thì bị ngắt quãng bởi video không chạy hay máy chiếu không hoạt động. Và khi bạn là người đi làm, thời gian của bạn và cả những người học đều quý giá như nhau.
Vì vậy, hãy đảm bảo nội dung bạn truyền tải bám sát lịch trình. Nếu bạn đang tham gia buổi học trực tiếp, đừng quên kiểm tra các thiết bị máy chiếu, màn hình, loa mic phát biểu. Nếu là buổi học trực tuyến, hãy đảm bảo học viên có thể dễ dàng truy cập bài học, được cung cấp đủ tài liệu phục vụ buổi học.
Tóm lại, không có chương trình đào tạo nào ngay từ đầu đã là hoàn hảo. Luôn có những sai lầm hay sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Chỉ có điều, bạn có nhận ra kịp thời để sửa chữa và cải thiện hay không. Trong bài viết này, VietED “điểm danh” 9 sai lầm thường gặp phải khi thiết kế bài giảng e-learning trong doanh nghiệp. Hi vọng, bài viết sẽ giúp ích phần nào nếu bạn cũng đang được giao trọng trách thiết kế bài giảng e-learning cho công ty của mình.