Tối ưu lớp học ảo – 5 cách tăng hiệu quả đào tạo của doanh nghiệp
Lớp học ảo được biết đến là công cụ trực tuyến có thể thay thế hoàn hảo cho lớp học truyền thống. Bằng các tính năng khác nhau, lớp học ảo cho phép người dạy và học viên tăng khả năng kết nối, tương tác với nhau thay vì việc học 1-1 với các bài giảng online. Thuật ngữ “phòng học ảo”, “phòng họp ảo”,… cũng nở rộ hơn bao giờ hết trong đại dịch Covid-19. Có đến 90% doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng tính năng phòng họp ảo để tổ chức họp hành, trao đổi công việc. Vậy lớp học ảo là gì? Làm thế nào để tối ưu lớp học ảo trong hoạt động đào tạo nhân sự? Mời bạn cùng VietED tìm hiểu thêm trong nội dung dưới đây.
1. Lớp học ảo là gì?
Lớp học ảo là không gian trực tuyến mô phỏng lớp học truyền thống được thiết kế để dạy và học trong cùng một thời điểm. Các bài học thường được đồng bộ với người dạy và học viên cùng xuất hiện trong không gian trực tuyến để tương tác trong thời gian thực.
Lớp học ảo thường sở hữu những tính năng sau:
- Hội nghị truyền hình tạo điều kiện giao tiếp giữa người dạy và học viên.
- Bảng trắng kỹ thuật số hỗ trợ giải thích và cộng tác trong thời gian thực.
- Nhắn tin tức thời để giao tiếp với băng thông thấp.
- Kiểm soát học viên bằng cách cho phép học viên tham gia lớp học, phát biểu hoặc kick học viên ra khỏi lớp.
- Trao đổi một – một hoặc tạo các nhóm trao đổi nhỏ hơn trong phạm vi lớp học.
Hầu hết các lớp học ảo được truy cập thông qua phần mềm dựa trên đám mây. Người dạy và học viên không cần tải bất kỳ phần mềm nào cũng có thể tham gia lớp học ảo. Ngoài ra, để tham gia lớp học ảo, người dùng có thể truy cập từ nhiều thiết bị như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và cả điện thoại thông minh, thuận tiện tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi.
2. Các chức năng thường có ở lớp học ảo
#1. Nhắn tin
Đây là tính năng tối thiểu hỗ trợ giao tiếp trong lớp học, học viên có thể nhắn tin trực tiếp cho giáo viên để hỏi bài hoặc nhắn tin trong lớp học với những học viên khác.
#2. Trò chuyện trực tiếp
Trò chuyện trực tiếp bằng giọng nói mang đến trải nghiệm học tự nhiên hơn. Người dạy có thể dễ dàng truyền đạt, giải thích thắc mắc của học viên bằng lời nói. học viên có thể phát biểu, chia sẻ vấn đề mình gặp phải.
#3. Truyền phát video
Hội nghị truyền hình đã xuất hiện từ lâu trong lĩnh vực kinh doanh, nhưng được thiết kế để quản lý các nhóm cộng tác viên nhỏ. Hầu hết các lớp học, các khoá đào tạo trong phạm vi doanh nghiệp có quy mô vượt ngoài khả năng quản lý của hội nghị truyền hình. Vì vậy, truyền phát video được sử dụng để giảng dạy trong các lớp với sĩ số hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn học viên cùng một lúc.
#4. Chia sẻ dữ liệu
Tính năng này cho phép người dạy chia sẻ bài tập và tài liệu với học viên. Và ngược lại, học viên có thể gửi bài làm trực tiếp cho người dạy.
#5. Quản lý hiệu quả
Trong lớp học ảo, quản lý hiệu quả lớp học thể hiện qua việc: quản lý phát biểu của học viên, kiểm tra kiến thức ngẫu nhiên trong quá trình học. Chức năng quản lý phát biểu cho phép học viên đưa ra ý kiến và trả lời câu hỏi trong giờ học. Ngoài ra, cũng nhờ khả năng bật/tắt kênh của học viên, giáo viên có thêm “siêu năng lực” mà thường ở các lớp đào tạo truyền thống không thể thực hiện đó là: khả năng giữ trật tự trong lớp học.
Đôi khi, tham gia lớp học ảo, bạn không biết liệu học viên có thực sự hợp tác theo dõi toàn bộ buổi học hay không. Đây là lí do vì sao, chức năng kiểm tra kiến thức ngẫu nhiên ra đời, giúp bạn kiểm soát được học viên có đang chú tâm học hay không, hay đang học chống đối.
#6. Bảng trắng kỹ thuật số
Bảng trắng kỹ thuật số là phần mềm mô phỏng bảng trắng, cho phép viết, vẽ và ghi chú thích như bảng thực. Với chức năng này, người dạy có thể nhập nội dung chuẩn bị sẵn hoặc các nội dung đa phương tiện như các tệp tin PDF, ảnh, video,… và cho phép học viên cùng chia sẻ lên bảng.
#7. Tạo nhóm trao đổi
Để lớp học ảo như lớp học thật, chức năng tạo nhóm trao đổi ra đời. Tại đây, người dạy có thể chia học viên vào các nhóm trao đổi, kiểm soát được thời gian, nội dung trao đổi của các nhóm. học viên được chia vào các nhóm, có thể cùng lúc thảo luận và trao đổi về bài học, từ đó, hoạt động đào tạo diễn ra hiệu quả hơn.
3. 5 cách để tối ưu lớp học ảo
#1. Tối ưu lớp học ảo bằng hình thức học 1-2-1
Đây là hình thức học cực hiệu quả mà VietED đã đúc rút được sau khi triển khai cho hơn 200+ doanh nghiệp: học viên được xem trước tài liệu khoá học thông qua các khoá học online (1) sau đó học cùng với giảng viên qua lớp học ảo (2). Kết thúc lớp học ảo, học viên tự ôn luyện lại kiến thức đã học, làm bài kiểm tra đánh giá chất lượng học (1).
Với phương pháp học 1-2-1, học viên có thể tự học trước kiến thức ở nhà, 20% kiến thức đã được ghi nhớ. Khi tham gia học trực tuyến cùng giảng viên, học viên một lần nữa được học lại và được giải đáp các thắc mắc trong quá trình tự học trước đó.
#2. Sử dụng linh hoạt các chức năng để tối ưu lớp học ảo
Tăng sự tương tác của học viên trong lớp học cũng là cách để bạn nâng cao hiệu quả đào tạo. Điều này có thể thực hiện bằng cách:
- Sử dụng đa dạng các hình thức thể hiện nội dung bài giảng như: ảnh gif, ảnh infographic, video,…
- Gửi tài liệu học hay ho và thú vị cho học viên tìm hiểu
- Tạo câu hỏi ngẫu nhiên trong giờ học hoặc mời học viên phát biểu. Đây là cách khá hay vừa giúp bạn điểm danh học viên thực tế đang theo dõi bài học, vừa giúp học viên “tỉnh táo” hơn trong suốt buổi học. Tuỳ vào mục đích mà bạn có thể đặt các câu hỏi với các chủ đề, nội dung khác nhau.
#3. Tổ chức đào tạo với nhiều chuyên gia
Với công nghệ truyền dẫn hiện đại, lớp học ảo cho phép bạn có thể kết nối nhiều điểm đầu cầu ở các khu vực khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc, học viên có thể cùng lúc được học với nhiều chuyên gia vào một thời điểm và không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý.
#4. Hỗ trợ đào tạo sau khoá học
Việc hỗ trợ này được thể hiện thông qua tính năng ghi lại nội dung học và hỗ trợ giải đáp thắc sau khoá học. Nếu trong buổi học trực tiếp, học viên buộc phải nhớ kiến thức bằng cách ghim vào đầu hoặc ghi chép vào sách vở, nhưng khi tham gia lớp học ảo, học viên có thể xem lại kiến thức bất cứ khi nào, chỉ cần thao tác “Ghi lại bài học”. Ngoài ra, trong và sau khoá học, học viên còn có thể gửi câu hỏi tới giảng viên để được giải đáp mọi thắc mắc.
#5. Đánh giá hiệu quả đào tạo bằng các bảng câu hỏi và phản hồi từ học viên
Phản hồi về khoá học và đánh giá về tiến bộ của học viên đều là những yếu tố quan trọng của bất kỳ khóa đào tạo trực tuyến nào. Việc nhân được đánh giá và phản hồi về khoá học sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi liệu khoá học có mang lại lợi ích cho học viên không, và có thể cải tiến nội dung, hình thức giảng dạy nào để mang lại hiệu quả hơn cho lần đào tạo sau.
Trên đây là 5 cách để bạn có thể sử dụng các tính năng tối ưu lớp học ảo, gia tăng hiệu quả đào tạo của doanh nghiệp. Đến đây, chắc hẳn bạn đang phân vân nên chọn lớp học ảo ở đâu và thế nào mới phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp?
LotusLMS là phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn dành riêng cho doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Tính năng Lớp học ảo là một trong điểm mạnh nhất của LotusLMS được hơn 100+ khách hàng doanh nghiệp tin dùng vì sự bảo mật cao và chức năng đa dạng, phục vụ mọi nhu cầu đào tạo. Khách hàng hiện đang sử dụng LotusLMS là: Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn GGG,…
Bên cạnh chất lượng phần mềm, LotusLMS có các gói dịch vụ hợp lý phù hợp với nhiều quy mô doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động. Phần mềm được xây dựng hoàn toàn bởi đội ngũ chuyên gia người Việt mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng doanh nghiệp Việt.
Đăng ký nhận tư vấn và demo sản phẩm miễn phí ngay tại đây.
3 xu hướng công nghệ mới chi phối nền kinh tế thế giới
Đại dịch COVID-19 tiếp tục càn quét toàn cầu và chưa có dấu hiệu dừng lại, gây ra tác động nghiêm trọng tới đời sống xã hội ở tất cả các nước trên thế giới, ảnh hưởng xấu đến kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, vẫn có một vài thay đổi tích cực trong xu hướng kinh doanh liên quan tới công nghệ. Dự kiến trong tương lai, những xu hướng mới nổi này sẽ định hình lại cách thức kinh doanh và đóng một vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp mở rộng hoạt động trong thế giới cạnh tranh hậu COVID-19.
1. Thanh toán không dùng tiền mặt “lên ngôi”
Trong đại dịch, một lĩnh vực đã có thay đổi mạnh mẽ là cách thức khách hàng thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ khi mua sắm cả trực tiếp lẫn trực tuyến.
Đại dịch COVID-19 đã làm dấy lên những lo ngại chưa từng có về việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 qua tiền mặt.
Theo một số thống kê của các ngân hàng Trung Ương ở một số quốc gia châu Á và châu Âu, số lượt tìm kiếm trên Internet liên quan đến vấn đề này ở mức cao kỷ lục, vượt cả giai đoạn cúm H1N1 hồi những năm 2009-2010. Không mất quá nhiều thời gian để mọi người thay đổi thói quen chi tiêu. Một nghiên cứu của nhà vận hành cây ATM lớn nhất nước Anh cho thấy vào tháng Tư, việc sử dụng máy ATM ở nước này đã giảm khoảng 60% so với cùng kỳ một năm trước. Hoạt động rút tiền thông qua ATM ở Thụy Sĩ cũng giảm gần 50% từ giữa tháng Ba đến giữa tháng Tư.
Giữa bối cảnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới đã tăng cường áp dụng các giao dịch không dùng tiền mặt để đảm bảo sức khỏe cũng như sự an toàn của cả khách hàng lẫn nhân viên của họ. Hơn 11.000 nhà bán lẻ tại Thụy Sĩ đã tham gia hệ thống thanh toán không tiếp xúc để cho phép khách hàng thực hiện giao dịch thông qua NFC (kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn thông qua từ trường giữa các thiết bị) cũng như các thẻ tín dụng “chạm để thanh toán.”
Ở một số quốc gia, bao gồm Canada, Hy Lạp, Ireland, Malta, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, Mastercard và Visa đã tích cực làm việc với chính phủ để cung cấp trải nghiệm thanh toán không tiếp xúc cho khách hàng và giúp các thương nhân dễ dàng chấp nhận loại hình thanh toán này hơn.
Điều này đồng nghĩa là chủ thẻ có thể mua sắm nhiều hơn và chỉ cần chạm để thanh toán mà không cần phải sử dụng bảng bấm mã PIN, một phương tiện có thể lây lan virus. Ngay cả Nhật Bản, một trong những nước sử dụng nhiều tiền mặt nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến, cũng đang cân nhắc một chiến lược tăng trưởng nhằm thúc đẩy văn hóa không sử dụng tiền mặt như là một phản ứng cho nhu cầu của thời kỳ hậu COVID-19.
2. Dịch vụ điện toán đám mây “nở rộ”
Trước đại dịch COVID-19, việc làm việc tại nhà chưa bao giờ là phương thức làm việc được ưa thích. Người sử dụng lao động vẫn muốn nhân viên đến nơi làm việc và thực hiện nhiệm vụ dưới sự giám sát của các nhân viên cấp cao. Nhưng COVID-19 đã thay đổi hoàn toàn điều này. Các công ty hiện khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà và gửi các văn bản hay dự án của họ thông qua dịch vụ đám mây.
Một số công ty như Twitter thậm chí còn tuyên bố rằng nhân viên có thể làm việc tại nhà vô thời hạn nếu họ muốn. Trong thời gian gần đây, nhu cầu về các công cụ hội họp trực tuyến như Zoom và LotusLMS đều tăng trưởng chưa từng có. Các công cụ chuyên về công việc văn phòng truyền thống hơn như Microsoft 365 cũng ghi nhận nhu cầu tăng cao. Điểm chung là những công cụ này đều dựa trên nền tảng đám mây – xu hướng công nghệ mới trong thời gian này.
Khi mọi người bị buộc phải ở trong nhà, nhu cầu về các dịch vụ bán lẻ và dịch vụ giải trí trực tuyến cũng đã tăng lên rất nhiều. Giới quan sát cho biết phân khúc bán lẻ hàng tiêu dùng sẽ tiếp tục mở rộng việc sử dụng các dịch vụ đám mây, đẩy nhanh xu hướng dịch chuyển lên môi trường Internet vốn đã xảy ra từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Trong khi đó, các dịch vụ giải trí có sử dụng công nghệ điện toán đám mây như nền tảng xem phim trực tuyến Netflix, dịch vụ nghe nhạc Spotify cùng một số nền tảng chơi game như Steam đều ghi nhận số lượng đăng ký mới nở rộ trong mùa dịch.
Xu hướng dịch chuyển lên các nền tảng đám mây cũng diễn ra trong chính hoạt động của các Chính phủ. Nhằm hạn chế khả năng lây lan của dịch bệnh, nhiều quốc gia đã đẩy nhanh quá trình số hóa các hoạt động hành chính, xây dựng các cổng thông tin và hỗ trợ phát triển các nền tảng kỹ thuật số cấp quốc gia, chẳng hạn như SmartLMS – phần mềm quản lý tập huấn, đào tạo trực tuyến dành cho giáo viên các cấp toàn quốc để đảm bảo các giáo viên vẫn có thể được đào tạo, chuyển giao kiến thức trong thời gian đại dịch.
3. Chuyển đổi chuỗi cung ứng theo hướng số hóa
Ngay cả trước khi COVID-19 bùng phát, một báo cáo của công ty tư vấn đầu tư McKinsey cho thấy 92% các công ty nhận định mô hình kinh doanh của họ sẽ cần phải thay đổi theo hướng số hóa trong bối cảnh công nghệ biến đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên, dù đa số các công ty nhận ra điều này, khoản đầu tư và những nỗ lực cần thiết cho quá trình chuyển đổi vẫn phải xếp sau những nhu cầu kinh doanh khác. Nhưng báo cáo công bố hồi tháng Sáu của McKinsey cho thấy đại dịch đã thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật số phục vụ cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp đạt được tiến độ tương đương 5 năm chỉ trong khoảng 8 tuần.
Tình hình cấp thiết đã thúc đẩy rất nhiều tiến bộ trong quá trình số hóa chuỗi cung ứng khi nhu cầu thương mại điện tử đã tăng vọt trong 6 tháng qua. Việc các nhà chế tạo nỗ lực sản xuất các thiết bị quan trọng cần thiết phục vụ hoạt động chống dịch cũng đã thúc đẩy tiến trình này.
Bên cạnh đó, các công ty cũng đối mặt với áp lực nội bộ trong việc đưa hoạt động trở nên hiệu quả, mang tính tích hợp và phản ứng nhanh hơn để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng về sản phẩm. Điều này dẫn sự thay đổi trong cách các công ty đánh giá các nhà cung cấp và nguồn gốc hàng hóa để đáp ứng những mong đợi đó.
Thông thường, các công ty sẽ ưu tiên nhập hàng từ một số nhà cung cấp dựa trên hiệu quả chi phí và tính minh bạch họ. Khi ngày càng nhiều dữ liệu về các nhà cung cấp và sản phẩm của họ được đưa ra, việc số hóa chúng giúp các công ty có cái nhìn sâu hơn để lựa chọn nhà cung cấp tốt và năng động hơn. Điều này cho phép các công ty dễ dàng tìm nguồn cung ứng theo yêu cầu và tạo điều kiện cho các nhà cung cấp mới tham gia thị trường.
Việc số hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp người tiêu dùng mà còn cả với phía các công ty. Chúng sẽ giúp người mua tìm hiểu kỹ càng chất lượng sản phẩm và phân biệt được hàng giả với các sản phẩm chính hãng. Các chi phí giao dịch gián tiếp cũng sẽ giảm thông qua sự minh bạch giá cả. Bên cạnh đó, các chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp và liên kết chặt chẽ với nhau, điều này khiến cho việc quản lý rủi ro trở nên khó khăn hơn.
Việc số hóa chuỗi cung ứng sẽ cho phép các công ty quản lý hiệu quả sự rủi ro này./.
Theo Vietnamplus
4 bước cơ bản để có chương trình đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp
Nhân sự là trung tâm, là tài sản của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu từ Get Smarter, 94% nhân viên gắn bó hơn nếu doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo và phát triển sự nghiệp của họ. Do đó, thay vì những buổi đào tạo nhất thời và tự phát, bạn hãy xây dựng ngay một quy trình đào tạo nhân sự đúng chuẩn và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.
Trong bài viết này, VietED sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng quy trình đào tạo nhân sự bài bản, giúp đội ngũ nhân viên hiện tại trở nên tinh anh hơn, chuyên môn hóa hơn, trở thành lực lượng mũi nhọn của doanh nghiệp.
#1. Chương trình đào tạo nhân sự dành cho những đối tượng nào?
Dựa theo cấp bậc trong doanh nghiệp, có thể phân chia chương trình đào tạo thành 3 loại:
– Đào tạo lãnh đạo: dành cho những người là lãnh đạo, thường dùng với doanh nghiệp cổ phần.
– Đào tạo chuyên viên: dành cho nhân viên với mục đích nâng cao nghiệp vụ, chuẩn bị cho nhiệm vụ mới.
– Đào tạo nhân viên mới: dành cho những thành viên mới gia nhập doanh nghiệp.
#2. Các hình thức đào tạo phổ biến
Có 6 hình thức đào tạo phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay.
Theo phương pháp đào tạo truyền thống:
- Đào tạo trong quá trình làm việc: Nhân viên sẽ được đào tạo bằng cách học hỏi qua công việc thực tế. Cách này sẽ phù hợp với những công việc mang tính thực hành cao, ví dụ như hướng dẫn sử dụng phần mềm hay hướng dẫn cách pha chế.
- Họp định kỳ trong nội bộ: Đây là cách thức đào tạo thông qua các buổi gặp mặt toàn doanh nghiệp hoặc theo phòng, ban. Buổi họp này sẽ diễn ra định kỳ theo tuần, tháng, quý. Hình thức này được áp dụng cho việc đào tạo một kỹ năng cho nhiều đối tượng.
- Kèm cặp (Mentorship): Đây là hình thức người quản lý, người đi trước hướng dẫn, kèm cặp người mới.
Theo phương pháp đào tạo trực tuyến:
- Tự học không có giảng viên: Nhân viên được đào tạo bằng cách tự học qua các tài liệu số hoá như video, slide, PDF,… mà không có người hướng dẫn.
- Học trên máy tính và có người hướng dẫn: Nhân viên học trên máy tính dưới sự hướng dẫn trực tiếp của người dạy, cấp trên.
- Học qua lớp học trực tuyến: Cấp trên trao đổi, tương tác với nhân viên thông qua lớp học trực tuyến mà không cần đến địa điểm đào tạo nhất định.
#3. Các bước xây dựng chương trình đào tạo nhân sự
Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo
Kế hoạch đào tạo nhân sự sẽ được xây dựng dựa trên nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp. Bước đầu tiên bạn cần làm là tiến hành buổi họp trao đổi giữa các cấp lãnh đạo, các quản lý phòng ban về nhu cầu đào tạo, mục tiêu cần đạt được.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự
Sau khi đã xác định được nhu cầu đào tạo, bước tiếp theo bạn cần làm là xây dựng kế hoạch đào tạo. Trong bản kế hoạch đào tạo này, bạn cần chỉ ra được:
– Tên chương trình đào tạo nhân sự
– Các mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chương trình
– Đối tượng trực tiếp tham gia
– Các phòng ban tham gia
– Nội dung đào tạo, lựa chọn hình thức đào tạo nhân sự phù hợp
– Thời gian, địa điểm, chi phí tổ chức đào tạo
– Các điều kiện, chú ý khi tổ chức chương trình đào tạo
Bản kế hoạch càng chi tiết, chương trình đào tạo nhân viên càng rõ ràng, dễ triển khai và tỉ lệ thành công cao. Kế hoạch đào tạo nhân viên chi tiết cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, đánh giá và đo lường hiệu quả.
Bước 3: Triển khai và đánh giá kết quả đào tạo
Trước khi triển khai đào tạo, bộ phận đào tạo cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên tham gia chương trình đều đã nắm rõ thông tin, ý nghĩa của chương trình đào tạo.
Đừng quên triển khai theo đúng kế hoạch để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của việc đào tạo. Lưu lại thông số, đo lường kết quả để bạn có thể đánh giá đào tạo ở bước sau.
Bước 4: Đánh giá và cải tiến quy trình
Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn có thể đo lường, đánh giá hiệu quả và cải tiến quy trình đào tạo nếu không muốn đầu tư một cách lãng phí. Kết thúc mỗi cuộc đào tạo, hãy tiến hành phân tích ý kiến phản hồi của người học và những kết quả mà họ đạt được và chưa đạt được. Từ đó, rút kinh nghiệm và cải thiện trong các kế hoạch đào tạo sau.
Nhìn chung, một chương trình đào tạo nhân sự bài bản là điểm nhấn của chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Câu hỏi đặt ra tiếp theo là làm thế nào để chương trình đào tạo của bạn được hệ thống hoá, diễn ra nhất quán và bạn có thể giám sát được hiệu quả sau đào tạo? Câu trả lời là LotusLMS – Phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến thiết kế riêng cho doanh nghiệp.
LotusLMS sẽ giúp bạn:
- Triển khai kế hoạch đào tạo nhất quán
- Tối ưu quy trình đào tạo
- Quản lý hiệu quả đào tạo theo cá nhân, phòng ban và doanh nghiệp
Tham khảo 5 cách để tối ưu lớp học ảo, tăng hiệu quả đào tạo của doanh nghiệp
Để tìm hiểu thêm về hệ thống và tham gia trải nghiệm miễn phí trong 30 ngày, mời bạn đăng ký tại đây. Theo dõi fanpage của VietED để cập nhật thêm thật nhiều tin tức về quản lý đào tạo trong doanh nghiệp nhé!
Xu hướng đào tạo trên nền tảng đám mây của doanh nghiệp trong cuộc Cách mạng Chuyển đổi số
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa để tăng cường sức cạnh tranh. Để thực hiện sứ mệnh đó, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động đào tạo nhân sự là điều rất cần thiết. Với nội hàm của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây vào trong hoạt động đào tạo trực tuyến (E-learning) được xem là một trong những giải pháp không chỉ có ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn giải quyết bài toán của các doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Xuất phát từ lý do này, Công ty cổ phần Giáo dục Thông minh VietED đã nghiên cứu và phát triển giải pháp công nghệ mang tên Hệ thống quản lý đào tạo trên nền tảng đám mây LotusLMS để các doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghê xây dựng các chiến lược đào tạo nội bộ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1. Đào tạo trên nền tảng đám mây – xu hướng mới và khả thi
Ngày nay, xu hướng đào tạo trong doanh nghiệp đang chuyển dịch dần từ đào tạo truyền thống sang đào tạo online (E-learning) bởi một loạt các lợi ích vượt trội như phá vỡ các rào cản về địa lý, rút ngắn thời gian đào tạo, đồng thời tiết kiệm được chi phí nhờ không phải tổ chức các lớp học hay thuê đơn vị đào tạo như quy trình cũ…
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi mạnh mẽ trong việc kết hợp các phương pháp đào tạo nội bộ, nhằm nâng cao chất lượng nhân sự. Tuy nhiên, việc ứng dụng đào tạo trực tuyến vẫn chỉ là cuộc chơi của các đại công ty.
Những lợi ích của đào tạo trực tuyến là điều dễ dàng nhìn thấy được nhưng để đầu tư xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến gồm phần mềm quản lý đào tạo, hạ tầng máy móc thiết bị, sản xuất nội dung và duy trì đội ngũ vận hành cần một nguồn tài chính rất lớn và thường xuyên – điều này nằm ngoài khả năng của hầu hết các doanh nghiệp còn lại.
Với nội hàm của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) vào trong hoạt động đào tạo trực tuyến (E-learning) được xem là một trong những giải pháp không chỉ có ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn giải quyết bài toán của các doanh nghiệp một cách hiệu quả.
2. Sự phát triển của phần mềm đào tạo tại Việt Nam và trên thế giới
Trên thế giới, các hệ thống đào tạo doanh nghiệp triển khai theo công nghệ này đã được ứng dụng phổ biến tại các thị trường phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Tuy nhiên, do vấn đề văn hóa, thói quen, trình độ nhận thức của nhân sự mà mỗi giải pháp E-learning chỉ thích hợp triển khai tại một khu vực. Chưa kể chi phí để các doanh nghiệp sử dụng và duy trì hệ thống nước ngoài rất đắt đỏ, lên tới hàng triệu USD.
Tại Việt Nam, LotusLMS – phần mềm quản lý đào tạo trên nền tảng đám mây được coi là giải pháp toàn diện cho công tác đào tạo nhân sự và giáo dục trực tuyến. Hiện nay Việt Nam có hơn 500.000 doanh nghiệp, tuy nhiên 90% trong đó chưa có hệ thống quản lý đào tạo nội bộ của riêng mình. Trong khi đó, chi phí để đầu tư hệ thống LotusLMS vô cùng thấp, chỉ dao động từ 30.000 đến 50.000đồng/nhân sự/ tháng tùy quy mô triển khai và không tốn thêm bất cứ chi phí thường xuyên nào khác.
Vì thế, hệ thống LotusLMS do VietED phát triển được đánh giá là phù hợp với phần đông nguồn nhân lực Việt Nam do đặc tính thuần Việt; giao diện người dùng thân thiện, dễ sử dụng, các chi tiết phức tạp được giản lược đến mức tối đa. Sự ra đời của LotusLMS cũng như các hệ thống quản lý đào tạo nói chung sẽ mở ra cơ hội để các doanh nghiệp sở hữu riêng các hệ thống đào tạo trực tuyến của riêng mình nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn lực. Với giải pháp này, bài toán giảm thiểu chi phí và rủi ro trong tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại các doanh nghiệp có thể được giải quyết một cách triệt để, đồng thời, tăng nhanh tốc độ tuyển dụng và hòa nhập nhân sự.
Tham khảo Giải mã hệ thống LMS giúp doanh nghiệp giữ chân nhân sự, X2 doanh thu
Để tìm hiểu thêm về hệ thống và tham gia trải nghiệm miễn phí trong 30 ngày, mời bạn đăng ký tại đây. Theo dõi fanpage của VietED để cập nhật thêm thật nhiều tin tức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Mô hình chuẩn đánh giá hiệu quả đào tạo của doanh nghiệp
Theo một đánh giá khảo sát của Ngân hàng Thế giới về chất lượng nguồn nhân lực tại 12 quốc gia ở Châu Á vào năm 2014, Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp thứ hạng 11. Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm (Vũ Xuân Hùng, 2016). Báo cáo khảo sát cũng cho thấy những quốc gia có điểm số chất lượng nguồn nhân lực cao thường là những quốc gia có nhiều bước tiến trong phát triển giáo dục với nhiều chương trình đào tạo được đánh giá có uy tín và chất lượng. Hệ thống giáo dục của các quốc gia này cũng luôn đề cao công tác đánh giá chương trình đào tạo nhằm cải thiện, đổi mới và phát triển chương trình theo kịp với nhu cầu của xã hội và bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Hiện nay, tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng bắt đầu có sự đầu tư vào chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân sự chất lượng cao. Tuy nhiên, làm thế nào để đánh giá được hiệu quả đào tạo, chắc hẳn là bài toán chưa có lời giải của nhiều doanh nghiệp. Trong bài viết này, VietED viết về mô hình 4 cấp độ của Kirkpatrick – mô hình kinh điển trong việc đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo doanh nghiệp, được giới thiệu bởi Donald Kirkpatrick vào năm 1955, có thể sử dụng để đánh giá các chương trình đào tạo cả trực tuyến lẫn trực tiếp.
Donald Kirkpatrick là một giáo sư danh dự tại Đạt học Wisconsin, ông cũng là cựu chủ tịch của Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ (ASTD). Vào năm 1959, ông đã giới thiệu mô hình đánh giá đào tạo 4 cấp độ trên tạp chí Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ. Mô hình này của ông đã được cập nhật 2 lần vào năm 1975 và năm 1994 khi ông ra mắt tác phẩm nổi tiếng ‘đánh giá chương trình đào tạo’ của mình.
Mô hình đánh giá Kirkpatrick bao gồm 4 cấp độ:
Cấp độ 1 – phản ứng: xác định độ hài lòng của học viên sau khi được đào tạo.
- Cấp độ 2 – kết quả học tập: xác định những kiến thức, kỹ năng mà học viên học được sau khi đào tạo.
- Cấp độ 3 – ứng dụng: đánh giá sự thay đổi hành vi của học viên sau chương trình đào tạo, cách mà học viên áp dụng các kiến thức đó.
- Cấp độ 4 – kết quả: chương trình đào tạo có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức, công ty, doanh nghiệp …
Chi tiết các cấp độ này như sau:
- Cấp độ 1 – Phản ứng: Xác định mức độ hài lòng của học viên
Để áp dụng mô hình bạn hãy bắt đầu bằng việc xác định các bạn đo lường phản ứng. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Liệu nhân viên có thực sự hứng thú với khóa đào tạo nhân viên?
- Họ thực sự thích người đào tạo trực tuyến?
- Các khóa đào tạo sau nhân viên có tiếp tục muốn giảng viên giảng dạy?
- Liệu nhân viên có cảm thấy trân trọng cơ hội học tập trong khoảng thời gian này?
- Nhân viên liệu sẽ khuyến khích các nhân viên khác cùng tham gia đào tạo?
Tiếp đến, hãy xác định cách bạn muốn đo lường những phản ứng này. Để làm điều này, bạn có thể sử dụng các mẫu khảo sát sự hài lòng của học viên hoặc các mẫu câu hỏi; tuy nhiên, bạn cũng có thể quan sát ngôn ngữ cơ thể của học viên trong quá trình đào tạo, và trực tiếp hỏi trải nghiệm của họ về chương trình như thế nào.
Một khi bạn có được những thông tin giá trị trên, hãy xem xét nó thật cẩn thận. Từ đó, suy nghĩ về những thay đổi bạn có thể thực hiện dựa trên thông tin phản hồi và đề xuất của học viên.
- Cấp độ 2 – Kết quả học tập: Xác định những kiến thức, kỹ năng mà học viên học được sau khi đào tạo
Để đo lường việc học tập, hãy bắt đầu bằng việc xác định bạn muốn đánh giá những gì? (Bao gồm thay đổi kiến thức, kỹ năng, hoặc thái độ).
Việc này hữu ích ở cả 2 giai đoạn trước và sau đào tạo. Vậy nên, trước khi bắt đầu chương trình đào tạo, hãy kiểm tra học viên của mình để xác định kiến thức, trình độ kỹ năng và thái độ của họ.
Sau khi kết thúc, kiểm tra học viên của bạn một lần nữa để đo lường những gì họ đã học được, bằng cách phỏng vấn hoặc trò chuyện.
- Cấp độ 3 – Ứng dụng: Đánh giá sự thay đổi hành vi của học viên sau chương trình đào tạo, cách mà học viên áp dụng các kiến thức đó
Đo lường hành vi hiệu quả là một việc không hề dễ dàng. Đây là một hoạt động dài hạn nên diễn ra vài tuần hoặc vài tháng sau khi kết thúc chương trình đào tạo.
Bạn có thể xem xét các câu hỏi sau:
– Học viên đã áp dụng những bài học vào thực tế?
– Liệu học viên có thể dạy kiến thức, kỹ năng, hoặc thái độ mới của họ cho người khác không?
– Học viên có nhận thức được rằng họ đã thay đổi hành vi của mình không?
Một trong những cách tốt nhất để đo lường hành vi là tiến hành quan sát và phỏng vấn theo thời gian.
Đừng quên rằng, hành vi sẽ chỉ thay đổi nếu điều kiện thuận lợi như đã đề cập ở phần trước. Ví dụ, việc học tập có thể hiệu quả trong khi buổi đào tạo diễn ra. Nhưng khi trở lại với thực tế với nền văn hóa tổ chức tổng thể không được thiết lập cho sự thay đổi hành vi, thì các học viên cũng chẳng thể áp dụng những gì họ đã học được.
Ngoài ra, các học viên có thể không nhận được sự ủng hộ, công nhận hay khen thưởng cho sự thay đổi hành vi từ sếp, người quản lý. Vì vậy, theo thời gian, họ sẽ bỏ qua các kỹ năng và kiến thức mà họ đã học được, và trở lại hành vi cũ như trước kia. Điều này thật tệ đúng không?
- Cấp độ 4 – Kết quả: Chương trình đào tạo có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức, công ty, doanh nghiệp …
Cấp độ cao nhất của mô hình Kirkpatrick là đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua những chỉ số về hoạt động của công ty. Một số chỉ số cần xem xét bao gồm:
– Tăng hiệu quả làm việc
– Tăng doanh số bán hàng
– Tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên
– Khiếu nại của nhân viên ít hơn
– Tinh thần chiến đấu cao hơn
– Tiết kiệm nguồn lực
– Tăng sự hài lòng của khách hàng
– Xếp hạng chất lượng cao hơn
Mặc dù mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo nhân sự 4 cấp độ của Kirkpatrick được phát triển rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Song mô hình này được các chuyên gia chỉ ra rằng còn một số hạn chế như:
– Thứ nhất, mô hình chưa đầy đủ vì chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân của học viên và yếu tố bối cảnh tác động đến hiệu quả đào tạo.
– Thứ hai, giả định về mối quan hệ nhân quả giữa các mức độ, như phản ứng tích cực của học viên sẽ dẫn đến sự tiếp thu tốt hơn, do đó, sự chuyển giao kiến thức tốt hơn và đem lại những kết quả cho tổ chức tích cực hơn. Nhưng, các nghiên cứu và phân tích sử dụng mô hình Kirkpatrick sau đó không kiểm chứng được mối quan hệ nhân quả này.
– Thứ ba, Kirkpatrick giả định rằng kết quả đánh giá của mức độ tiếp theo quan trọng hơn kết quả đánh giá của mức độ liền trước. Như vậy, kết quả đánh giá của mức độ 4 sẽ cung cấp thông tin có ích nhất. Mặc dù vậy,thực tiễn cũng cho thấy mối quan hệ này cũng không vững chắc.
Về sau, để khắc phục hạn chế của mô hình 4 cấp độ của Kirkpatrick, J.Phillips đã phát triển thêm mức độ 5: Đánh giá bằng Tỷ suất thu hồi vốn đầu tư (Return on Investment) viết tắt là ROI.
Tỉ lệ hoàn vốn trong đầu tư, ROI, được dùng đo lường đánh giá kết quả đào tạo nhân viên hiệu quả. Để đánh giá kết quả đào tạo, đánh giá ROI bạn thu lời được bao nhiêu từ chương trình đào tạo hãy tập trung vào:
+ Học phí khóa học
+ Chi phí cơ sở hạ tầng
+ Tiền lương nhân viên tính trong phí khóa học
+ Đo lường hiệu quả cải thiện kinh doanh (tỷ lệ chuyển đổi điện thoại thành đơn hàng, trước và sau khi đào tạo nhân viên,…)
+ Xem xét lợi ích tài chính dài hạn khi đầu tư đào tạo trực tuyến (3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…)
Cách tính ROI như sau: (Tổng lợi ích – Tổng chi phí)/Tổng chi phí
Có thể thấy, đánh giá đào tạo là cả một bài toán phức tạp mà đa phần, các doanh nghiệp sẽ chọn cách dễ nhất, thực hiện đánh giá ở cấp độ 1 tức là xác định mức độ hài lòng của học viên. Tuy nhiên, nếu xác định đào tạo nhân sự là kế hoạch dài hạn, các CEO/nhà quản lý đào tạo cần chuẩn bị đầy đủ từ lộ trình, chiến lược đến cách thức, công cụ, phương tiện đào tạo. Từ đó, việc đánh giá đào tạo theo mô hình Kirkpatrick mở rộng mới có thể được đánh giá khoa học, chính xác.
Tại VietED, chúng tôi cung cấp LotusLMS – phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến, có thể giúp các CEO/chủ doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, công sức trong việc đánh giá hiệu quả đào tạo trực tuyến của doanh nghiệp ở cấp độ 1 và 2..
Ở cấp độ 1, đánh giá mức độ hài lòng của học viên, LotusLMS cho phép tạo các bài khảo sát về mức độ hài lòng của học viên sau mỗi bài học, khoá học, chương trình đào tạo. Học viên có thể đề đạt, đề xuất ý kiến của mình về giảng viên cũng như nội dung đào tạo.
Ở cấp độ 2, để xác định những kiến thức, kỹ năng mà học viên học được sau khi đào tạo, LotusLMS cung cấp các bài kiểm tra trước, trong và sau khoá học.
- Trước khoá học, CEO/nhà quản lý có thể tạo bài kiểm tra toàn diện về chuyên môn, kỹ năng của nhân sự để xem họ còn thiếu, hổng kiến thức ở đâu.
- Trong khoá học, người học vừa học, vừa làm bài tập, bài kiểm tra để chắc chắn về những kiến thức mình đang học.
- Kết thúc khoá học, CEO/nhà quản lý có thể tạo bài kiểm tra 1 lần nữa để xác định người học chắc chắn đã hiểu và không bỏ sót bất kỳ kiến thức nào có trong bài học.
Đây cũng là tính năng được các khách hàng của VietED như EVN, Bảo Việt Nhân Thọ hay SeaBank… đặc biệt thích thú vì độ chính xác và tính đồng bộ cao. Tất cả những số liệu này sẽ được thống kê real-time trên phần mềm mà không cần CEO/chủ doanh nghiệp phải làm bất cứ thao tác gì. Chỉ cần một click chuột, bạn có thể xem được ngay báo cáo hiệu quả của chiến lược đào tạo mà doanh nghiệp của bạn đã và đang triển khai. Hi vọng bài viết cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về việc đánh giá hiệu quả đào tạo nhân sự và tìm ra được giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình. Chúc bạn và doanh nghiệp luôn thành công.
Để tìm hiểu thêm về hệ thống và tham gia trải nghiệm miễn phí trong 30 ngày, mời bạn đăng ký tại đây. Theo dõi fanpage của VietED để cập nhật thêm thật nhiều tin tức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Giải pháp tối ưu bảo mật thông tin trong đào tạo trực tuyến
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành, nhu cầu đào tạo, hội thảo, họp hành trực tuyến cần thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt trong khối doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đào tạo.
Tính đến thời điểm hiện tại, Zoom là phần mềm được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là nền tảng hội nghị trực tuyến đa điểm, cho phép người dùng triển khai các cuộc họp trực tuyến từ bất kỳ thiết bị nào như điện thoại thông minh, máy tính bảng,… Theo thống kê, tại Việt Nam, chỉ trong 3 tháng đầu năm, ứng dụng Zoom đã tăng 67% do các trường học, tổ chức và doanh nghiệp áp dụng nền tảng này cho làm việc, hội họp và đào tạo từ xa để đối phó với đại dịch Covid-19, tránh tập trung đông người tại một không gian.
Tuy nhiên, theo hãng nghiên cứu bảo mật Check Point Research, việc Zoom trở thành một trong những nền tảng phổ biến nhất được sử dụng để tổ chức các cuộc họp, lớp học ảo khiến nó trở thành mục tiêu hấp dẫn của tin tặc. Zoom đang bị chỉ trích vì hàng loạt vấn đề về quyền riêng tư, như gửi dữ liệu người dùng trái phép cho Facebook, quảng cáo sai về tính năng mã hóa đầu cuối và cho phép chủ phòng họp ảo theo dõi người tham dự.
Thông tin do các chuyên gia an ninh mạng quốc tế đưa ra và được tờ The Hackenews đăng tải, tin tặc có thể chiếm quyền kiểm soát webcam nếu người dùng đăng nhập Zoom trên máy tính Mac. Ngay cả khi đã gỡ cài đặt thì kẻ tấn công vẫn lén lút kích hoạt được. Lỗ hổng này có thể làm lộ dữ liệu của hơn 750.000 công ty trên thế giới đang sử dụng ứng dụng Zoom trong công việc hàng ngày, đặc biệt trong thời điểm này, số tài khoản làm việc từ xa có khi còn nhiều hơn.
Khi người quản lý hoặc giáo viên gửi một đường link lên nhóm Zoom, tin tặc có thể dễ dàng từ đó chiếm lấy thông tin tài khoản và mật khẩu. Các chuyên gia an ninh mạng nhận định đây là lỗ hổng nguy hiểm.
Ứng dụng Zoom Cloud Meetings trên iOS sẽ gửi thông tin về kiểu máy, múi giờ, địa danh, nhà mạng… tới Facebook mà người dùng không hề hay biết. Đồng nghĩa với việc từ các cơ quan, doanh nghiệp, đến các trường học và các gia đình học sinh đang sử dụng ứng dụng này để giao tiếp, học hành từ xa có thể đã bị lộ thông tin, mất kiểm soát.
Chính vì vậy, hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp đã có khuyến cáo hạn chế sử dụng Zoom vào các buổi họp, buổi đào tạo quan trọng, thay vào đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần nghiên cứu sử dụng các phần mềm khác, có tính ứng dụng và bảo mật cao hơn.
LotusLMS là hệ thống LMS quản lý đào tạo trực tuyến ra đời từ năm 2018, được trang bị nhiều tính năng phục vụ cho việc giảng dạy, đào tạo trong đó có tính năng Phòng học ảo. Đây cũng là tính năng cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo trực tuyến từ các địa điểm khác nhau và đặc biệt, sự bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu lại cao hơn gấp nhiều lần.
Tìm hiểu thêm về LotusLMS tại đây
#1. Các thông tin hoàn toàn được bảo mật do dùng server chính chủ, không sử dụng bên thứ 3
Các thông tin tài khoản người dùng bị rò rỉ do sự cố bảo mật giữa phần mềm học tập và một bên thứ 3. LotusLMS sử dụng server doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý, hoặc được server được chỉ định bởi khách hàng, do đó, khả năng bị rò rỉ tài khoản gần như bằng không.
#2. Hệ thống toàn quyền xử lý tên người dùng + mật khẩu, người học không được tự tạo tài khoản
Danh sách tài khoản người dùng được quản lý bởi quản trị viên có quyền cao nhất. Các thành viên không được tự đăng ký tạo mới tài khoản mà phải thông qua sự phê duyệt của quản trị viên. Điều này tránh tình trạng bất kỳ ai cũng có thể đăng ký tài khoản, tham gia vào lớp học ảo.
#3. Link phòng họp ảo không chia sẻ công khai trên mạng xã hội
Khác với Zoom, link phòng học ảo được chia sẻ công khai trên mạng xã hội, tạo điều kiện để hacker có thể đoán biết mật khẩu, tham gia vào phòng học; LotusLMS có hệ thống phân quyền và tài khoản người dùng. Nếu không thuộc danh sách tài khoản hệ thống quản lý, không ai có thể tham gia vào phòng học ảo. Tính năng chỉ một người dùng 1 tài khoản trong 1 thời điểm, hạn chế tình trạng 2 người cùng dùng chung 1 tài khoản.
#4. Quản lý chia sẻ màn hình
Để cung cấp cho host nhiều quyền kiểm soát hơn cũng như ngăn chặn người tham gia chia sẻ màn hình với các nội dung không mong muốn, LotusLMS cung cấp tính năng chỉ người dạy được chia sẻ màn hình nội dung trong phòng họp ảo.
Có thể nói, nhu cầu về đào tạo, họp hành trực tuyến của doanh nghiệp chưa bao giờ cấp thiết như hiện nay. Và đảm bảo được an ninh mạng, an toàn thông tin trong suốt quá trình trao đổi trực tuyến cũng là vấn đề đau đầu của các bộ phận nghiên cứu. Tính năng lớp học ảo của LotusLMS chính là giải pháp tức thời và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu bảo mật thông tin của doanh nghiệp.
Để tìm hiểu thêm về hệ thống và tham gia trải nghiệm miễn phí trong 30 ngày, mời bạn đăng ký tại đây. Theo dõi fanpage của VietED để cập nhật thêm thật nhiều tin tức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp.